Author Archives: Quản Trị Viên

Hướng dẫn thẩm định giá trị doanh nghiệp theo tiêu chuẩn thẩm định giá số 12

Thẩm định giá trị doanh nghiệp theo tiêu chuẩn thẩm định giá số 12 được Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 122/2017/TT-BTC Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12 cấp ngày 15 tháng 11 năm 2017. Dưới đây là các thông tin chi tiết:

huong-dan-tham-dinh-gia-tri-doanh-nghiep-theo-tieu-chuan-tham-dinh-gia-so-12

Tiêu chuẩn thẩm định giá số 12 trong thẩm định giá trị doanh nghiệp

Tiêu chuẩn thẩm định giá số 12 áp dụng đối với các Thẩm định viên về giá hành nghề, doanh nghiệp thẩm định giá, các tổ chức và cá nhân khác thực hiện hoạt động thẩm định giá theo quy định của Luật Giá và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Cơ sở giá trị trong thẩm định giá doanh nghiệp theo tiêu chuẩn thẩm định giá số 12

Cơ sở giá trị doanh nghiệp là cơ sở giá trị thị trường hoặc cơ sở giá trị phi thị trường. Cơ sở giá trị doanh nghiệp được xác định trên cơ sở mục đích thẩm định giá, đặc điểm pháp lý, đặc điểm kinh tế – kỹ thuật và đặc điểm thị trường của doanh nghiệp cần thẩm định giá, yêu cầu của khách hàng thẩm định giá tại hợp đồng thẩm định giá và quy định của pháp luật có liên quan.

huong-dan-tham-dinh-gia-tri-doanh-nghiep-theo-tieu-chuan-tham-dinh-gia-so-12

Căn cứ vào triển vọng thực tế của doanh nghiệp, thị trường kinh doanh của doanh nghiệp, mục đích thẩm định giá và quy định của pháp luật, thẩm định viên đưa ra nhận định về tình trạng hoạt động, tình trạng giao dịch của doanh nghiệp cần thẩm định giá sau thời điểm thẩm định giá. Thông thường giá trị của doanh nghiệp là giá trị doanh nghiệp hoạt động liên tục. Trong trường hợp thẩm định viên nhận định rằng doanh nghiệp sẽ chấm dứt hoạt động sau thời điểm thẩm định giá thì giá trị của doanh nghiệp sẽ là giá trị doanh nghiệp hoạt động có thời hạn hoặc giá trị thanh lý.

Báo cáo tài chính trong thẩm định giá doanh nghiệp theo tiêu chuẩn số 12

Báo cáo tài chính được sử dụng trong thẩm định giá doanh nghiệp bao gồm: Báo cáo tài chính năm, báo cáo tài chính năm được kiểm toán, báo cáo tài chính giữa niên độ, báo cáo tài chính giữa niên độ được soát xét, báo cáo tài chính tại thời điểm thẩm định giá được kiểm toán. Trong đó, đối với cùng một số liệu, chỉ tiêu, thứ tự ưu tiên như sau:

Số liệu, chỉ tiêu tại báo cáo tài chính gần nhất với thời điểm thẩm định giá được ưu tiên sử dụng.

huong-dan-tham-dinh-gia-tri-doanh-nghiep-theo-tieu-chuan-tham-dinh-gia-so-12

Tại cùng một thời điểm, số liệu, chỉ tiêu tại báo cáo tài chính được kiểm toán, soát xét được ưu tiên sử dụng.

Trường hợp doanh nghiệp cần thẩm định giá là công ty mẹ và có báo cáo hợp nhất tại thời điểm thẩm định giá thì thẩm định viên cần xem xét cả báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ và công ty con để sử dụng cho phù hợp với cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá lựa chọn, ưu tiên sử dụng báo cáo tài chính riêng.

Các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp theo tiêu chuẩn số 12

Các cách tiếp cận áp dụng trong thẩm định giá doanh nghiệp bao gồm: cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí và cách tiếp cận từ thu nhập. Doanh nghiệp thẩm định giá có thể sử dụng tất cả các cách tiếp cận để thẩm định giá doanh nghiệp.

Trong cách tiếp cận từ thị trường, giá trị doanh nghiệp được xác định thông qua giá trị của doanh nghiệp tương tự hoặc giống hệt với doanh nghiệp cần thẩm định giá về các yếu tố: ngành nghề kinh doanh chính; khách hàng và thị trường tiêu thụ; các chỉ số tài chính hoặc giá giao dịch đã thành công của chính doanh nghiệp cần thẩm định giá.Phương pháp được sử dụng trong cách tiếp cận từ thị trường để xác định giá trị doanh nghiệp là phương pháp tỷ số bình quân và phương pháp giá giao dịch.

Trong cách tiếp cận từ chi phí, giá trị doanh nghiệp được xác định thông qua giá trị các tài sản của doanh nghiệp. Phương pháp được sử dụng trong cách tiếp cận từ chi phí để xác định giá trị doanh nghiệp là phương pháp tài sản.

Trong cách tiếp cận từ thu nhập, giá trị doanh nghiệp được xác định thông qua việc quy đổi dòng thu nhập thuần có được trong tương lai về giá trị hiện tại. Phương pháp được sử dụng trong cách tiếp cận từ thu nhập để xác định giá trị doanh nghiệp là phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp, phương pháp chiết khấu dòng cổ tức và phương pháp chiết khấu dòng tiền thuần vốn chủ sở hữu.

Giá trị doanh nghiệp cuối cùng có thể được xác định thông qua việc tính bình quân có trọng số kết quả của các phương pháp thẩm định giá được áp dụng. Việc xác định trọng số cho từng phương án dựa trên độ tin cậy của từng phương pháp, thông tin dữ liệu đầu vào, mục đích thẩm định giá…đảm bảo phù hợp với thị trường.

Dịch vụ thẩm định giá trị doanh nghiệp uy tín, chất lượng

Thẩm định giá An Việt đơn vị uy tín có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định giá. Được Bộ tài chính cấp phép thực hiện các dịch vụ thẩm định giá:

An Việt Valuation là đối tác chiến lược của nhiều tổ chức tài chính, ngân hàng lớn như Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV….Hãy đến với chúng tôi ngay hôm nay để nhận được những tư vấn tốt nhất về thẩm định giá.

Các bước thẩm định tài sản đảm bảo

Hướng dẫn các bước thẩm định tài sản đảm bảo phục vụ cho mục đích vay vốn ngân hàng

Thẩm định tài sản đảm bảo để vay vốn ngân hàng là một bước rất quan trọng trước khi ngân hàng quyết định hạn mức cho vay dựa trên tài sản. Dưới đây là một số bước để thẩm định tài sản đảm bảo nhằm đạt được độ chính xác, đúng mục đích.

Kinh nghiệm thẩm định giá tài sản đảm bảo để vay vốn ngân hàng

Để thẩm định giá tài sản đảm bảo đạt được độ chính xác cao, các bạn cần thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Bộ phận kinh doanh của Công ty thẩm định giá An Việt tiếp nhận yêu cầu thẩm định giá của đối tác, khách hàng.

Bước 2: Sau khi bộ phận kinh doanh tiếp nhận được hồ sơ yêu cầu thẩm định giá của khách hàng sẽ cung cấp toàn bộ hồ sơ pháp lý cho bộ phận thẩm định, sau đó thẩm định viên sẽ phân tích nghiên cứu thông tin pháp lý của hồ sơ yêu cầu.

Bước 3: Các thẩm định viên của công ty khảo sát điều tra thông tin thị trường như: Thông tin tài sản sau đó tham khảo thị trường thực tế, thông tin trên internet, dữ liệu của công ty. Báo giá trị sơ bộ ước tính của tài sản (nếu khách hàng yêu cầu) lại cho đối tác, khách hàng.

huong-dan-cac-buoc-tham-dinh-tai-san-dam-bao-phuc-vu-cho-muc-dich-vay-von-ngan-hang

Bước 4: Thực hiện thẩm định giá

Khảo sát thực tế đối với Bất động sản: Kích thước thửa đất, công trình xây dựng trên đất, xác định vị trí tài sản tọa lạc, chiều dài đường ngõ, môi trường kinh doanh, môi trường sống…Tham khảo các giao dịch thực tế của khu vực xung quanh và phân tích thêm ngân hàng dữ liệu của công ty.

Đối với động sản:

Phương tiện vận tải đối với xe: kiểm tra đăng kí, đăng kiểm, số khung, số máy, vỏ thân xe, nội thất xe

Tàu: về thân vỏ, thành lan can can, khoang lái, phòng ngủ, khoang máy, hệ thống cứu hỏa, máy phát điện, hệ thống bơm hút, hầm hàng, cầu thang lên xuống và các cọc bích. Lưu ý xem tàu đã được qua tân trang, sửa chữa hay chưa, có được bảo dưỡng thường xuyên không. Kiểm tra ngoại quan và tính đầy đủ của máy móc thiết bị

Máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất: Hệ thống điều khiển, ngoại quan tổng thể, các tính năng hoạt động của máy

Tham khảo các thông tin mua bán thực tế, các phương tiện truyền thông, thông tin trên internet: Các website về chuyên môn lĩnh vực tài sản,…

Hội ý chuyên gia: Đối với từng tài sản công ty thẩm định sẽ hội ý phân tích chuyên sâu thị trường và tài sản đưa để đưa ra phương pháp thẩm định để xác định giá trị tài sản.

Cuối cùng là lập báo cáo thẩm định giá theo pháp luật Việt Nam và cơ sở thẩm định giá theo tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.

Bước 5: Ban kiểm soát

Kiểm tra lại toàn bộ thông tin pháp lý, thông tin khách hàng, mục đích thẩm định, phương pháp thẩm định, thông tin tài sản thẩm định và giá trị thẩm định cuối cùng để phát hành báo cáo thẩm định.

Sau khi đã thống nhất mức giá để phát hành chứng thư thẩm định, bộ phận kiểm soát sẽ báo lại cho bộ phận thẩm định về tình trạng hồ sơ đã đạt yêu cầu hay cần bổ sung.

huong-dan-cac-buoc-tham-dinh-tai-san-dam-bao-phuc-vu-cho-muc-dich-vay-von-ngan-hang

Bước 6: Trình ban lãnh đạo

Sau khi đã có giá trị cuối cùng được kiểm soát hồ sơ được trình lên ban Giám đốc phê duyệt.

Bộ phận kinh doanh sẽ báo lại giá trị thẩm định cho khách hàng.

Bước 7: Phát hành hồ sơ thẩm định:

Bộ phận in ấn công ty làm các thủ tục in chứng thư và báo cáo thẩm định, scan file chứng thư báo cáo thẩm định gửi cho khách hàng và chuyển khách hàng bản gốc theo đường chuyển phát nhanh hoặc giao tận nơi cho khách hàng. Thực hiện lưu trữ tài liệu.

Bước 8: Hoàn thành thẩm định

Dịch vụ thẩm định giá tài sản

Thẩm định giá An Việt đơn vị được cấp phép thực hiện dịch vụ thẩm định giá độc lập. An Viet Valuation cung cấp các dịch vụ thẩm định giá gồm:

Với nhiều năm kinh nghiệm cùng đội ngũ cán bộ chuyên gia thẩm định giá được đào tạo bài bản từ các trường tài chính, hội thẩm định giá…Chúng tôi cam kết mang đến những lợi ích tốt nhất tới các khách hàng của mình.

Thẩm định giá bất động sản tại Hà Nội

Chia sẻ kinh nghiệm thực tế thẩm định giá bất động sản

Thẩm định giá bất động sản, quyền sử dụng đất là rất cần thiết khi bất động sản được đem ra mua bán hoặc sử dụng với mục đích làm tài sản cho vay thế chấp. Đã có những quy định cụ thể nhằm giúp các thẩm định viên dễ dàng xác định giá trị tài sản hơn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn còn nhiều khó khăn trong việc thẩm định tài sản. Dưới đây là một số kinh nghiệm Thẩm định giá An Việt muốn chia sẻ với các bạn.

Các bước thẩm định giá bất động sản

Giá trị của bất động sản (Quyền sử dụng đất) phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố vị trí, chiều rộng đường phố, ngõ nghách, môi trường sống xung quanh, kích thước thửa đất và hình dáng thửa đất. Dưới đây là một số bước cơ bản giúp bạn xác định giá trị của bất động sản cần thẩm định chính xác hơn:

Bước 1: Kiểm tra pháp lý của thửa đất về thửa đất (sổ đỏ, hợp đồng thuê đất) để đối chiếu với thửa đất, về vị trí tọa lạc, hồ sơ kỹ thuật về thửa đất, hình dáng, hướng, kích thước đối với thửa đất cần thẩm định để đối chiếu với sổ đỏ đã được cấp để tránh tình trạnh sai lệch về vị trí thửa đất, sai lệch về hướng, về kích thước thửa đất.

Thẩm định sổ đỏ chứng minh quyền sử dụng đất

Bước 2: Khảo sát về chiều rộng đường phố, ngõ nghách phía trước và xung quanh của tài sản thẩm định, đo khoảng cách từ bất động sản đến các tuyến đường phố chính.

Bước 3: Mô tả chi tiết đường ngõ trước tài sản, đoạn nhỏ nhất và rộng nhất từ trục đường, phố chính tới tài sản thẩm định tọa lạc, định vị vị trí tài sản thẩm định.

Xem xét các yếu tố khi thẩm định giá bất động sản

Bước 4: Khảo sát về môi trường sống xung quanh của tài sản thẩm định, khoảng cách của tài sản đến các địa điểm có lợi thế nổi bật như: trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện, công viên, các tòa nhà văn phòng, cao ốc …, và các địa điểm kém lợi thế như: Nghĩa trang, bãi giác, bốt điện, …

Bước 5: Thu thập thông tin tài sản thực tế tại khu vực xung quanh tài sản thẩm định giá: thông tin bao gồm, địa chỉ tài sản so sánh, thông tin liên hệ tài sản so sánh.

Thu thập và tổng hợp các thông tin mua bán nhà đất trên internet như các website: bất động sản, rao vặt, mua bán nhà đất, mạng xã hội-facebook…

Bước 6: Chụp hình bất động sản, bên trong, bên ngoài, đường ngõ trước tài sản, ngõ đi vào tài sản.

Bước 7: Tổng kết về Bất động sản để đánh giá phương án một cách khách quan và chính xác nhất.

Dịch vụ thẩm định giá bất động sản tại Hà Nội

Bạn đang có nhu cầu thẩm định giá bất động sản tại Hà Nội, nhưng chưa tìm được đơn vị thẩm định giá uy tín? Hãy để Thẩm định giá An Việt giúp bạn. Chúng tôi là đơn vị uy tín hàng đầu trong ngành thẩm định giá, được cấp phép thực hiện các dịch vụ thẩm định giá độc lập như:

Với các đối tác ngân hàng lớn như Agribank, Vietcombank, BIDV…An Viet Valuation cam kết mang đến những giá trị tốt nhất cho khách hàng của mình.

Kinh nghiệm thẩm định giá nhà xưởng

Kinh nghiệm thẩm định giá công trình xây dựng nhà xưởng

Thẩm định giá công trình xây dựng nhà xưởng là rất cần thiết nhằm đánh giá tiến độ, giá trị của công trình phục vụ cho mục đích rót vốn đầu tư hoặc làm cơ sở để vay vốn mở rộng sản xuất. Trong bài viết này, Thẩm định giá An Việt sẽ chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm trong việc thẩm định giá công trình nhà xưởng để có được độ chính xác cao.

Các bước thực hiện thẩm định giá công trình xây dựng

Giá trị của công trình nhà xưởng, công trình xây dựng ảnh hưởng bởi các yếu tố vị trí, số năm xây dựng, kết cấu của công trình, nội thất gắn liền với công trình đó, vì vậy dưới đây là một số hướng dẫn chi tiết quy trình khảo sát và đánh giá công trình xây dựng, nhà xưởng như sau:

Bước 1: Kiểm tra pháp lý, mặt bằng tổng thể của công trình, bản vẽ thiết kế, hồ sơ hoàn công, giấy phép xây dựng của công trình.

kinh-nghiem-tham-dinh-gia-cong-trinh-xay-dung-nha-xuong

Bước 2: Kiểm tra, đo đạc kích thước của từng hạng mục công trình và đối chiếu lại với hồ sơ thiết kế và định vị vị trí của công trình đang tọa lạc.

Bước 3: Khảo sát bên ngoài, bên trong và các kết cấu của công trình như móng, nền, sàn, mái vì kèo, khung bê tông, cầu thang, lớp vữa bên ngoài, đã bị nứt nẻ, bong tróc hay chưa, kiểm tra phần nội thất gắn liền với công trình.

kinh-nghiem-tham-dinh-gia-cong-trinh-xay-dung-nha-xuong

Bước 4: Chụp hình công trình xây dựng, nhà xưởng, bên trong, bên ngoài, nội thất, các phòng, cầu thang, mái, sàn.

kinh-nghiem-tham-dinh-gia-cong-trinh-xay-dung-nha-xuong

Bước 5: Đánh giá chất lượng còn lại của công trình xây dựng, tỷ lệ % các kết cấu chính như Móng, cột, hệ đà giằng, nền, mái. Áp dụng theo Công văn 1326/BXD-QLN về việc hướng dẫn kiểm kê, đánh giá lại giá trị tài sản cố định là nhà, vật kiến trúc do Bộ xây dựng ban hành ngày 8 tháng 8 năm 2011

Bước 6: Tổng kết về công trình xây dựng nhà xưởng để đánh giá phương án, nên phương pháp thẩm định công trình xây dựng đó một cách khách quan và chính xác nhất.

Dịch vụ thẩm định giá công trình nhà xưởng tại Hà Nội

Thẩm định giá công trình nhà xưởng phục vụ cho việc mở rộng đầu tư là một việc vô cùng cần thiết. Để có thể đánh giá chính xác giá trị của công trình nhà xưởng, chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn các Công ty thẩm định giá có kinh nghiệm, uy tín trên thị trường.

Nếu bạn đang có nhu cầu thẩm định giá tại Hà Nội, hãy đến với Thẩm định giá An Việt, đơn vị cung cấp các dịch vụ thẩm định giá tài sản, bất động sản, động sản…có kinh nghiệm nhiều năm trên thị trường. Địa chỉ tin cậy của các đơn vị ngân hàng và tổ chức tài chính lớn như Agribank, Vietinbank, Vietcombank…Hãy đến với chúng tôi ngay hôm nay để nhận được những tư vấn về thẩm định giá tốt nhất.

Chia sẻ kinh nghiệm thẩm định giá xe ô tô và phương tiện vận tải

Chia sẻ kinh nghiệm thẩm định giá xe ô tô và phương tiện vận tải

Việc thẩm định giá xe ô tô và phương tiện vận tải phục vụ cho việc mua bán chuyển nhượng hoặc làm thủ tục vay vốn ngân hàng là hết sức cần thiết. Các thẩm định viên cần được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm sẽ dễ dàng đánh giá, thẩm định chính xác hơn. Dưới đây, thẩm định giá An Việt sẽ chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm khi thẩm định giá xe ô tô và phương tiện vận tải để đạt được độ chính xác cao.

Hướng dẫn các bước thẩm định giá xe ô tô và phương tiện vận tải

Xe ô tô là tài sản có giá trị và rất phổ thông trong đời sống hiện nay, giá trị của xe phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như: Hãng sản xuất, nước sản xuất, năm sản xuất, công suất động cơ, các tính năng kỹ thuật khác và chất lượng còn lại của chiếc xe vì vậy để Thẩm định giá chiếc xe ô tô và phương tiện vận tải đúng với giá trị của nó là việc vô cùng quan trọng, Dưới đây là các bước cơ bản giúp bạn dễ dàng định giá chính xác tài sản cần mua hoặc vay vốn:

Bước 1: Kiểm tra pháp lý của xe: kiểm tra đăng ký, kiểm tra đăng kiểm, bảo hiểm, … để tránh tình trạng sai lệch về tài sản khi khảo sát xe.

 

Bước 2: Kiểm tra số khung, số máy, màu sơn và các thông số liên quan đối chiếu với đăng kí, đăng kiểm có khớp không.

Bước 3: Khảo sát chi tiết về xe, chất lượng còn lại của xe, kiểm tra nội thất, thân vỏ xe, số km đã đi, khung, gầm, lốp và các chi tiết khác của chiếc xe. Kiểm tra chế độ bảo hành, bảo dưỡng định kỳ và mức độ va chạm của chiếc xe, kiểm tra mức độ tân trang bảo dưỡng sửa chữa của xe.

chia-se-kinh-nghiem-tham-dinh-gia-xe-o-to-va-phuong-tien-van-tai

Bước 4: Chụp hình xe ô tô nên chụp như sau: Tổng thể xe từ mặt trước, tổng thể xe từ phái sau, hai bên hông xe, chụp km xe đã đi, chụp nội thất khoang lái, chụp nội thất ghế ngồi phía sau, chụp hệ thống máy, chụp số khung xe.

chia-se-kinh-nghiem-tham-dinh-gia-xe-o-to-va-phuong-tien-van-tai

Bước 5: Tổng hợp toàn bộ thông tin về xe để đánh giá phương án, nên phương pháp thẩm định phương tiện vận tải đó đó một cách khách quan và chính xác nhất.

Dịch vụ thẩm định giá động sản tại Hà Nội

Bạn có ô tô hoặc phương tiện vận tải cần thẩm định giá tại Hà Nội phục vụ cho mục đích mua bán hoặc vay vốn, tuy nhiên chưa chọn được đơn vị thẩm định giá uy tín, chính xác. Hãy đến với Thẩm định giá An Việt, với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành thẩm định giá, chúng tôi cung cấp tới Quý khách hàng các dịch vụ thẩm định giá:

Qua nhiều năm hoạt động, An Việt Valuation luôn là địa chỉ tin cậy của các khách hàng và tổ chức ngân hàng như Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank…Hãy đến với chúng tôi ngay hôm nay để nhận được những tư vấn tốt nhất về tài sản cần thẩm định.

Các bước thẩm định giá máy móc thiết bị

Hướng dẫn các bước đánh giá, thẩm định giá trị máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất

Giá trị máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất là một phần giá trị tài sản của doanh nghiệp. Do đó, khi xác định giá trị doanh nghiệp cần tính tới các thiết bị này. Vậy làm thế nào để xác định được giá trị máy móc thiết bị, dây chuyền của doanh nghiệp?Hãy cùng Thẩm định giá An Việt tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Các bước khảo sát, thẩm định giá máy móc, dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp

Bước 1: Kiểm tra pháp lý của tài sản thẩm định giá (Hóa đơn, tờ khai hải quan, thông số kĩ thuật) đối chiếu với máy móc, dây chuyền công nghệ để tránh tình trạng sai lệch về tài sản

huong-dan-cac-buoc-danh-gia-tham-dinh-gia-tri-may-moc-thiet-bi-day-chuyen-san-xuat

Bước 2: Khảo sát về công dụng, công năng, công suất sử dụng, hãng, nước sản xuất máy móc, dây chuyền sản xuất vì giá trị thẩm định của tài sản ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố này.

Bước 3: Khảo sát về ngoại quan tổng thể (độ cũ, mới) của máy móc – dây chuyền công nghệ (thân vỏ, các cụm chức năng chính và chi tiết ngoại vi, hệ thống điều khiển, bộ truyền động ….). Lưu ý xem thiết bị đã được qua tân trang, sửa chữa hay chưa, có được bảo dưỡng thường xuyên không.

huong-dan-cac-buoc-danh-gia-tham-dinh-gia-tri-may-moc-thiet-bi-day-chuyen-san-xuat

Bước 4: Chụp hình máy móc thiết bị, chụp tổng thể, chụp tất cả các góc, chụp tem máy, chụp các chi tiết của máy, ….

Đánh giá chi tiết về tỷ lệ chất lượng còn lại của máy móc thiết bị. Áp dụng theo Quyết định số 57/1999/QĐ–TĐC ngày 11/03/1999 của Tổng cục đo lường chất lượng và thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài Chính để đánh giá chất lượng còn lại của từng bộ phận và chất lượng của máy móc thiết bị.

Bước 5: Tổng kết về máy móc thiết bị để đưa ra phương pháp thẩm định giá máy móc một cách chính xác nhất

huong-dan-cac-buoc-danh-gia-tham-dinh-gia-tri-may-moc-thiet-bi-day-chuyen-san-xuat

Dịch vụ thẩm định giá máy móc thiết bị doanh nghiệp

Thẩm định giá An Việt đơn vị được Bộ tài chính công nhận thực hiện chức năng thẩm định giá, có nhiều năm kinh nghiệm với các đối tác lớn hàng đầu như Agribank, Vietcombank, Vietinbank….Chúng tôi, có đội ngũ thẩm định viên là các chuyên gia đầu ngành trong ngành thẩm định giá, nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, được đào tạo bởi Hội thẩm định giá, thường xuyên cập nhật các kiến thức mới, công nghệ mới trong ngành. Qua đó, mang đến sự an tâm cho khách hàng bởi những đánh giá chính xác, minh bạch và tốt nhất. Nếu bạn có nhu cầu thẩm định giá tài sản, hoặc định giá doanh nghiệp…hãy đến với An Việt Valuation để nhận được những tư vấn tốt nhất.

Thẩm định giá bất động sản nhà phố: Các bước thực hiện thẩm định giá

Thẩm định giá bất động sản nhà phố: Các bước thực hiện thẩm định giá

Giá trị nhà phố phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như vị trí nhà ở, chiều rộng mặt phố, đường ngõ, kích thước thửa đất, hình dáng nhà….Vì vậy việc thẩm định giá nhà phố có đôi chút khó khăn hơn so với các bất động sản thông thường. Dưới đây là các bước thẩm định giá bất động sản là nhà phố, các bạn có thể tham khảo thêm.

Hướng dẫn các bước thẩm định giá bất động sản là nhà phố

Bước 1: Kiểm tra pháp lý của thửa đất về thửa đất (sổ đỏ, hợp đồng thuê đất) để đối chiếu với thửa đất, về vị trí tọa lạc, hồ sơ kỹ thuật về thửa đất, hình dáng, hướng, kích thước đối với thửa đất cần thẩm định để đối chiếu với sổ đỏ đã được cấp để tránh tình trạnh sai lệch về vị trí thửa đất, sai lệch về hướng, về kích thước thửa đất.

tham-dinh-gia-bat-dong-san-nha-pho-cac-buoc-thuc-hien-tham-dinh-gia

Bước 2: Khảo sát về chiều rộng đường phố, ngõ nghách phía trước và xung quanh của tài sản thẩm định, đo khoảng cách từ bất động sản đến các tuyến đường phố chính.

Bước 3: Mô tả chi tiết đường ngõ trước tài sản, đoạn nhỏ nhất và rộng nhất từ trục đường, phố chính tới tài sản thẩm định tọa lạc, định vị vị trí tài sản thẩm định.

tham-dinh-gia-bat-dong-san-nha-pho-cac-buoc-thuc-hien-tham-dinh-gia

Bước 4: Khảo sát về môi trường sống xung quanh của tài sản thẩm định, khoảng cách của tài sản đến các địa điểm có lợi thế nổi bật như: trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện, công viên, các tòa nhà văn phòng, cao ốc …, và các địa điểm kém lợi thế như: Nghĩa trang, bãi giác, bốt điện, …

Bước 5: Đo đạc diện tích công trình xây dựng, kiểm tra năm xây dựng, kiến trúc xây dựng, nội thất và các tiện nghi gắn liền với công trình xây dựng, sau đó đánh giá chất lượng còn lại của công trình xây dựng

Bước 6: Thu thập thông tin tài sản thực tế tại khu vực xung quanh tài sản thẩm định giá (Thông tin bao gồm, địa chỉ tài sản so sánh, thông tin liên hệ tài sản so sánh.

Bước 7: Chụp hình bất động sản, bên trong, bên ngoài, nội thất, các phòng, cầu thang, mái, sàn, đường ngõ trước tài sản, ngõ đi vào tài sản.

tham-dinh-gia-bat-dong-san-nha-pho-cac-buoc-thuc-hien-tham-dinh-gia

Bước 8: Tổng kết về Bất động sản để đánh giá phương án, nên phương pháp thẩm định bất động sản đó một cách khách quan và chính xác nhất.

Dịch vụ thẩm định giá bất động sản tại Hà Nội

Bạn đang có nhu cầu thẩm định giá bất động sản tại Hà Nội nhưng chưa tìm được đơn vị thẩm định giá uy tín. Hãy đến với Thẩm định giá An Việt, đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ thẩm định giá trị tài sản, bất động sản, tài sản vô hình…Với đội ngũ thẩm định viên được đào tạo bài bản bởi Hội thẩm định giá, có nhiều năm kinh nghiệm sẽ đưa ra những đánh giá chính xác nhất. Hãy đến với chúng tôi ngay hôm nay để nhận được những tư vấn tốt nhất.

Các phương pháp thẩm định giá trị thương hiệu phổ biến hiện nay

Các phương pháp thẩm định giá trị thương hiệu phổ biến hiện nay

Thương hiệu là một phần giá trị tài sản vô hình được doanh nghiệp ngày càng chú trọng. Vậy làm thế nào để có thể thẩm định giá trị thương hiệu được chính xác nhất? Dưới đây là một số phương pháp thẩm định giá trị thương hiệu phổ biến các bạn có thể tham khảo thêm.

Những phương pháp thẩm định giá trị thương hiệu của doanh nghiệp

Giá trị thương hiệu được xét vào dạng tài sản vô hình, tài sản trí tuệ của doanh nghiệp. Do đó, cần có những phương pháp xác định cụ thể như sau:

1. Xác định giá trị thương hiệu dựa vào nghiên cứu

Nhiều mô hình dùng nghiên cứu tiêu dùng để định giá tài sản thương hiệu. Những mô hình này không áp giá trị tài chính lên thương hiệu, mà đo lường những hành vi và thái độ của người tiêu dùng có tác động đến hiệu quả kinh tế của thương hiệu. Những mô hình này sử dụng nhiều số đo khác nhau về cảm nhận của người tiêu dùng như mức độ nhận biết/ hiểu rõ/quen thuộc về sản phẩm, những đặc điểm hình ảnh cụ thể, những yếu tố cân nhắc khi mua sắm, sở thích, mức độ thỏa mãn và giới thiệu với người khác.

Thẩm định giá thương hiệu tại Hà Nội

Bằng phân tích thống kê, các mô hình này đánh giá tác động tổng hợp đối với hành vi mua sắm của người tiêu dùng, từ đó ước tính giá trị tài chính của thương hiệu. Tuy nhiên, những phương pháp này không phân biệt tác động của những yếu tố quan trọng như nghiên cứu và phát triển, và thiết kế đối với thương hiệu. Do đó, chúng không thể hiện được mối liên hệ giữa những chỉ số marketing cụ thể với hiệu quả tài chính của thương hiệu.

Một thương hiệu có thể đạt kết quả rất cao với những chỉ số này nhưng vẫn không tạo được giá trị tài chính. Hiểu được những yếu tố đó sẽ rất có ích cho việc đánh giá những hành vi mua sắm quyết định thành bại của một thương hiệu. Nhưng nếu không được tích hợp vào một mô hình kinh tế, chúng sẽ chưa đủ để đánh giá giá trị kinh tế của thương hiệu.

2. Phương pháp thẩm định giá trị thương hiệu dựa vào tài chính thuần túy

2.1. Dựa vào chi phí

Phương pháp này định nghĩa giá trị thương hiệu là tổng hợp của tất cả những chi phí đã gánh chịu trong quá khứ, hay chi phí thay thế cần có để đưa thương hiệu đến trạng thái hiện tại; tức là tổng của những chi phí phát triển, tiếp thị, quảng cáo, truyền thông… Nhưng phương pháp này thất bại vì tiền của đổ ra đầu tư cho thương hiệu chưa chắc tạo ra giá trị gia tăng từ thương hiệu.

2.2. So sánh

Một phương pháp khác để định giá thương hiệu là dựa vào những yếu tố có thể so sánh được. Nhưng phương pháp này không thực tế lắm vì theo định nghĩa, mỗi thương hiệu đều có sự khác biệt với các thương hiệu khác, nên khó mà so sánh được.

2.3. Dùng giá chênh lệch

Theo phương pháp này, giá trị thương hiệu được tính là giá trị ròng hiện tại của các mức chênh lệch giá trong tương lai giữa một sản phẩm có thương hiệu và một sản phẩm chung chung hoặc không có thương hiệu. Tuy nhiên, mục đích chính của nhiều thương hiệu không nhất thiết phải là bán được giá cao hơn, mà là bảo đảm thu hút được mức cầu cao nhất trong tương lai.

cac-phuong-phap-tham-dinh-gia-tri-thuong-hieu-pho-bien-hien-nay

2.4. Dựa vào lợi ích kinh tế

Hầu hết những phương pháp nêu trên thiếu thành tố tài chính hoặc tiếp thị để có thể đánh giá trọn vẹn và xác đáng giá trị kinh tế của thương hiệu. Phương pháp dựa vào lợi ích kinh tế (được đưa ra vào năm 1988) kết hợp các số đo tài sản thương hiệu hoặc những chỉ số tài chính, và đã trở thành phương pháp định giá thương hiệu được công nhận rộng rãi nhất; nó đã được dùng trong hơn 3.500 trường hợp định giá thương hiệu trên thế giới.

Phương pháp này dựa vào những nguyên tắc căn bản của tiếp thị (hiệu quả của thương hiệu và hiệu quả của doanh nghiệp có tương quan với nhau) và tài chính (tính giá trị ròng hiện tại của những lợi ích tương lai của thương hiệu).

Dịch vụ thẩm định giá trị tài sản thương hiệu tại Hà Nội

Thẩm định giá trị tài sản vô hình gồm thương hiệu,sản phẩm trí tuệ của doanh nghiệp luôn gây ra những khó khăn nhất định đối với các thẩm định viên. Tuy nhiên, với đội ngũ các chuyên gia thẩm định giá được đào tạo chuyên nghiệp, kiến thức kinh nghiệm vững vàng, Thẩm định giá An Việt sẽ giúp các bạn xác định chính xác giá trị thương hiệu của mình. Nếu bạn ở Hà Nội và đang có nhu cầu thẩm định giá, hãy đến với An Việt Valuation để nhận được những tư vấn thẩm định giá tốt nhất.

Quy tắc đạo đức của thẩm định viên về giá

Quy tắc đạo đức của thẩm định viên về giá

Ngành thẩm định giá có những quy định về pháp lý và đạo đức đối với các thẩm định viên đang hành nghề. Vậy các tiêu chuẩn đạo đức cụ thể mà thẩm định viên về giá cần có là gì? Hãy cùng thẩm định giá An Việt tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Đạo đức của thẩm định viên về giá

Tiêu chuẩn thẩm định viên về giá tại Việt Nam

Tiêu chuẩn thẩm định viên về giá tại việt nam: là người được công nhận là Thẩm định viên về giá phải có đủ các tiêu chuẩn sau:

  • Thứ nhất, là công dân Việt Nam;
  • Thứ hai, có bằng tốt nghiệp đại học trong nước hoặc nước ngoài về chuyên ngành liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá;
  • Thứ ba, có chứng chỉ đã qua đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành về thẩm định giá do trường đại học, cao đẳng hoặc cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành thẩm định giá cấp. Người đã có bằng tốt nghiệp đại học trong nước hoặc nước ngoài về chuyên ngành thẩm định giá thì không cần phải có chứng chỉ đã qua đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành về thẩm định giá;
  • Thứ tư, có thời gian làm việc liên tục từ 3 năm trở lên theo chuyên ngành được đào tạo tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, doanh nghiệp và các tổ chức khác.
  • Thứ năm, Đạt kết quả kỳ thi thẩm định viên về giá do Hội đồng thi thẩm định viên về giá Bộ Tài chính tổ chức
  • Người có đủ các tiêu chuẩn trên mà không có tiền án, tiền sự thì được Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét cấp thẻ Thẩm định viên về giá.

Điều kiện hành nghề của thẩm định viên về giá

Công dân Việt Nam có đủ các điều kiện sau thì được đăng ký hành nghề thẩm định giá:

  • Có Thẻ thẩm định viên về giá;
  • Có hợp đồng lao động làm việc cho một doanh nghiệp thẩm định giá được thành lập và hoạt động theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật quy định không phải áp dụng hợp đồng lao động.
  • Có bằng cấp chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo và phải trải qua một số năm hoạt động về thẩm định giá
  • Là người có kinh nghiệm nghề nghiệp trong lĩnh vực thẩm định giá
  • Thẩm định viên về giá là người nước ngoài có chứng chỉ hành nghề thẩm định giá do tổ chức nước ngoài có thẩm quyền cấp, có hợp đồng lao động làm việc cho một doanh nghiệp thẩm định giá được thành lập và hoạt động theo pháp luật, được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận thì được đăng ký hành nghề thẩm định giá tại Việt Nam. Tại một thời điểm nhất định thẩm định viên về giá chỉ được đăng ký hành nghề ở một doanh nghiệp thẩm định giá.

Đăng ký hành nghề thẩm định giá

  • Thẩm định viên về giá muốn hành nghề thẩm định giá phải đăng ký hành nghề tại một doanh nghiệp thẩm định giá. Sau khi đã đăng ký hành nghề lần đầu, hàng năm thẩm định viên về giá phải thực hiện đăng ký hành nghề thẩm định giá với doanh nghiệp thẩm định giá tại thời điểm 01 tháng 01 hàng năm.
  • Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) quản lý danh sách hành nghề thẩm định giá thông qua doanh nghiệp thẩm định giá.
  • Thẩm định viên về giá không có tên trong danh sách đăng ký hành nghề thẩm định giá được Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) thông báo thì không được hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp, không được ký chứng thư thẩm định giá của doanh nghiệp.

Quyền và nghĩa vụ của thẩm định viên về giá

Thẩm định viên có quyền sau:

  • Độc lập về chuyên môn nghiệp vụ;
  • Được tổ chức, cá nhân có hợp đồng thẩm định giá cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu có liên quan đến nội dung thẩm định giá;
  • Từ chối thực hiện thẩm định giá đối với tài sản mà doanh nghiệp giao nếu xét thấy tài sản đó không đủ điều kiện pháp lý để thực hiện;
  • Tham gia các tổ chức nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
  • Thẩm định viên về giá hành nghề được quyền tham gia các tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá (hội, hiệp hội nghề nghiệp thẩm định giá) trong nước và quốc tế với tư cách cá nhân hoặc với tư cách là đại diện của doanh nghiệp thẩm định giá.
  • Chi phí tham gia tổ chức nghề nghiệp của thẩm định viên về giá với tư cách là đại diện của doanh nghiệp thẩm định giá được hạch toán vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp thẩm định giá và phải có hóa đơn chứng từ hợp pháp.

Thẩm định viên có nghĩa vụ sau:

  • Tuân thủ các nguyên tắc hoạt động thẩm định giá theo quy định của pháp luật trong quá trình thẩm định giá;
  • Thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng thẩm định giá;
  • Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, không được gây trở ngại hoặc can thiệp vào công việc điều hành của tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá;
  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Giám đốc doanh nghiệp thẩm định giá về kết quả thẩm định giá và ý kiến nhận xét của mình trong báo cáo kết quả thẩm định giá;
  • Từ chối thực hiện dịch vụ thẩm định giá cho các đơn vị được thẩm định giá mà thẩm định viên về giá có quan hệ về góp vốn, mua cổ phần, trái phiếu và có quan hệ họ hàng, thân thuộc như có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là thành viên trong ban lãnh đạo hoặc kế toán trưởng của đơn vị được thẩm định giá;
  • Lưu trữ hồ sơ, tài liệu về thẩm định giá do mình thực hiện;
  • Thẩm định viên về giá có nghĩa vụ lưu trữ hồ sơ tài liệu thẩm định giá tài sản do mình thực hiện tối thiểu trong thời gian 10 năm kể từ ngày công bố chứng thư thẩm định giá. Trường hợp thẩm định viên về giá chuyển đi nơi khác thì vẫn phải chịu trách nhiệm trước khách hàng và pháp luật về tính pháp lý của toàn bộ tài liệu, số liệu, kết quả thẩm định giá trong hồ sơ đã bàn giao trong thời gian lưu trữ theo quy định.
  • Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Những quy tắc đạo đức thẩm định viên cần có

  • Thẩm định viên về giá khi hành nghề phải tuân thủ quy tắc nghề thẩm định giá do Nhà nước hoặc các tổ chức nghề nghiệp quy định. Phải có đạo đức nghề nghiệp, đó là sự trung thực, sự công bằng, đảm bảo bí mật và không gây ra mâu thuẫn về lợi ích khách hàng. Bộ tài chính đã ban hành “Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 01: 158/2014/TT-BTC do Bộ tài chính cấp ngày 27 tháng 10 năm 2014 về những quy tắc đạo đức hành nghề thẩm định giá” là một trong các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam được ban hành. Theo đó:
  • Người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp thẩm định giá chịu trách nhiệm cuối cùng về tính đúng đắn, trung thực, khách quan của kết quả thẩm định giá trước pháp luật, khách hàng và bên thứ ba có liên quan do khách hàng thẩm định giá xác định và được doanh nghiệp thẩm định giá thống nhất ghi trong hợp đồng thẩm định giá.

quy-tac-dao-duc-cua-tham-dinh-vien-ve-gia

Các hành vi bị cấm đối với thẩm định viên về giá khi hành nghề

  • Mua trái phiếu hoặc các tài sản khác của đơn vị được thẩm định giá làm ảnh hưởng đến nguyên tắc độc lập của hoạt động thẩm định giá.
  • Nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích nào từ đơn vị được thẩm định giá ngoài khoản tiền dịch vụ và chi phí đó thoả thuận trong hợp đồng, hoặc lợi dụng vị trí thẩm định viên về giá của mình để thu các lợi ích khác từ đơn vị được thẩm định giá.
  • Cho thuê, cho mượn hoặc cho các tổ chức, cá nhân khác sử dụng tên và thẻ thẩm định viên về giá của mình để thực hiện các hoạt động thẩm định giá.
  • Đăng ký hành nghề thẩm định giá trong cùng một thời gian tại hai doanh nghiệp thẩm định giá trở lên.
  • Tiết lộ thông tin về đơn vị được thẩm định giá mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp đơn vị được thẩm định giá đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác.
  • Lợi dụng trách nhiệm, quyền hạn để vụ lợi, thông đồng, bao che sai phạm của đơn vị được thẩm định giá.
  • Ký đồng thời cả chữ ký của thẩm định viên về giá chịu trách nhiệm thẩm định giá và chữ ký Giám đốc (hoặc người được uỷ quyền) trên chứng thư thẩm định giá.
  • Các hành vi khác mà pháp luật về thẩm định giá nghiêm cấm.

quy-tac-dao-duc-cua-tham-dinh-vien-ve-gia

Thẩm định viên hành nghề không được thực hiện thẩm định giá trong các trường hợp sau:

  • Không có tên trong danh sách thẩm định viên hành nghề thẩm định giá được Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) thông báo.
  • Có quan hệ kinh tế – tài chính với đơn vị được thẩm định giá như góp vốn, mua cổ phiếu, trái phiếu; cho vay vốn; có mua, bán các tài sản khác hoặc có các giao dịch kinh tế, tài chính khác làm ảnh hưởng đến nguyên tắc độc lập của hoạt động thẩm định giá.
  • Có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là thành viên trong Ban lãnh đạo hoặc là kế toán trưởng của đơn vị được thẩm định giá.
  • Đơn vị được thẩm định giá có những yêu cầu trái với đạo đức nghề nghiệp hoặc trái với yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ thẩm định giá hoặc trái với quy định của pháp luật.
  • Các thẩm định viên, các cơ quan quản lý nhà nước, các Hiệp hội ngành nghề, các tổ chức hành nghề thẩm định giá của từng nước luôn chú trọng nâng cao năng lực chuyên môn của người hành nghề thẩm định giá bằng nhiều biện pháp thông qua sự phân chia cấp độ thẩm định viên để tiêu chuẩn hóa và ngày càng nâng cao chất lượng nguồn lực này.

Trên đây là một số quy tắc, tiêu chuẩn mà các thẩm định viên về giá nên biết. Thẩm định giá An Việt đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ thẩm định giá uy tín, chính xác. Với đội ngũ thẩm định viên được đào tạo bài bản từ Hội thẩm định giá, giàu kinh nghiệm trong nghề sẽ đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của Quý khách hàng.

Phân biệt báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá

Phân biệt báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá

Phân biệt báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá. Điểm khác biệt giữa báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây:

phan-biet-bao-cao-ket-qua-tham-dinh-gia-va-chung-thu-tham-dinh-gia

Sự khác và giống nhau giữa báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá

Báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá được quy định tại Luật giá năm 2012 tại khoản 16 và khoản 17 Điều 14 như sau:

“16. Báo cáo kết quả thẩm định giá là văn bản do doanh nghiệp thẩm định giá lập, trong đó nêu rõ quá trình thẩm định giá, kết quả thẩm định giá và ý kiến của doanh nghiệp thẩm định giá về giá trị của tài sản được thẩm định để khách hàng và các bên liên quan có căn cứ sử dụng cho mục đích ghi trong hợp đồng thẩm định giá.
17. Chứng thư thẩm định giá là văn bản do doanh nghiệp thẩm định giá lập để thông báo cho khách hàng và các bên liên quan về những nội dung cơ bản của báo cáo kết quả thẩm định giá.“

Như vậy, báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá đều do doanh nghiệp thẩm định giá lập, tuy nhiên giữa hai giấy tờ này có những điểm khác biệt như sau:

  • Về nội dung, báo cáo kết quả thẩm định giá cần nêu rõ quá trình thẩm định giá, kết quả thẩm định giá và ý kiên của doanh nghiệp thẩm định giá về giá trị của tài sản được thẩm đinh. Chứng thư thẩm giá có nội dung là những nội dung cơ bản của báo cáo kết quả thẩm định giá. Do đó, nội dung của chứng thư thẩm định giá phụ thuộc vào nội dung của báo cáo kết quả thẩm định giá hay báo cáo kết quả thẩm định giá quyết định nội dung chứng thư thẩm định giá.
  • Về mục đích sử dụng, báo cáo kết quả thẩm định giá được sử dụng để làm căn cứ để khách hàng và các bên liên quan của chủ doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện thẩm định giá sử dụng theo mục đích ghi trong hợp đống thẩm định giá. Chứng thư thẩm định giá lại có mục đích chủ yếu là thông báo cho khách hàng khách hàng và các bên liên quan của chủ doanh nghiệp thẩm định giá biết về kết quả của báo cáo kết quả thẩm định giá. Trong chứng thư thẩm định giá sẽ nêu những nội dung cơ bản của báo cáo kết quả thẩm định giá.

Tóm lại, điểm khác biệt cơ bản nhất giữa báo cáo thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá là nội dung cơ bản. Có thể nói chứng thư thẩm định giá là bản tóm tắt của báo cáo kết quả thẩm định giá.

Dịch vụ thẩm định giá, phát hành chứng thư thẩm định giá

phan-biet-bao-cao-ket-qua-tham-dinh-gia-va-chung-thu-tham-dinh-gia

Chứng thư thẩm định giá được phát hành bởi các Công ty có chức năng thẩm định giá được quy định bởi Bộ tài chính. Công ty thẩm định giá uy tín tại Hà Nội? Nếu bạn đang có nhu cầu thẩm định giá, hãy đến với Thẩm định giá An Việt đơn vị có chức năng cung cấp các dịch vụ thẩm định giá:

Với đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản từ các trường tài chính, hội thẩm định giá, có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sẽ giúp định giá chính xác tài sản của bạn. An Việt Valuation tự hào là đối tác chiến lược của các ngân hàng lớn như BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Agribank…Hãy đến với chúng tôi để nhận được những tư vấn thẩm định giá tốt nhất.

0964 094 886