Author Archives: Quản Trị Viên

Tuyển dụng chuyên viên thẩm định giá

Công ty Cổ phần tư vấn và thẩm định giá An Việt tuyển dụng vị trí Chuyên viên thẩm định giá tại Hà Nội

 

Tuyển dụng chuyên viên thẩm định giá

Vị trí chuyên viên thẩm định giá: 02 chuyên viên

Mô tả sơ bộ vị trí chuyên viên thẩm định giá

Nhiệm vụ: Tư vấn khách hàng, khảo sát thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường lập báo cáo thẩm định, hoàn thiện hồ sơ theo tiêu chuẩn thẩm định giá.

Yêu cầu

  • Trình độ học vấn: Tốt nghiệp đại học, ưu tiên các chuyên ngành: Thẩm định giá, Tài chính, Bất động sản, Máy móc – thiết bị công nghiệp, Xây dựng.
  • Năng lực: Có kiến thức, nhiệt huyết, đam mê về mảng thẩm định. Khả năng giao tiếp tốt, khả năng đàm phán, thuyết phục, kỹ năng văn phòng, email, internet…
  • Kinh nghiệm: Ưu tiên kinh nghiệm đã làm thẩm định giá
  • Chức vụ: Nhân viên/chuyên viên
  • Giới tính: Nam/Nữ

Chế độ

  • Được đào tạo kỹ năng và kiến thức kinh doanh về ngành Thẩm định giá, hỗ trợ chuyên sâu cho nhân viên chưa có kinh nghiệm.
  • Lương cứng: Thỏa thuận
  • Các chế độ khác theo luật định, đóng BHXH, BHYT, TCTN…
  • Các chế độ nghỉ mát, thưởng cuối năm.
  • Làm việc trong môi trường trẻ trung, năng động và thân thiện.
  • Thời gian làm việc: Từ thứ 2 – thứ 7
  • Địa điểm làm việc tại Quận Cầu Giấy

Địa điểm nộp hồ sơ & phỏng vấn:

Nộp hồ sơ phỏng vấn qua email: dinhgiaanviet@gmail.com hoặc liên hệ Mr Tú: 0964 094 886

Mẫu tờ trình thẩm định giá mua sắm tài sản mới

Thẩm định giá mua sắm tài sản là một trong những thủ tục cần thiết trước khi thực hiện mua sắm mới tài sản. Thẩm định giá để mua sắm tài sản mới là gì? Mẫu tờ trình thẩm định giá để mua sắm tài sản mới? Hãy cùng Thẩm định giá An Việt tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Mẫu tờ trình thẩm định giá mua sắm tài sản mới

Quy định về mua sắm tài sản mới

Việc mua sắm tài sản mới được quy định theo Thông tư số 58/2016/TT-BTC thì: “Điều 10. Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ

  • Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức; trang thiết bị, phương tiện làm việc hiện có cần thay thế, mua bổ sung, mua sắm mới phục vụ cho yêu cầu công việc.
  • Quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ của cấp có thẩm quyền (quy định tại Điều 5 Thông tư này) hoặc kế hoạch, danh mục dự toán mua sắm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  • Đề án mua sắm trang bị cho toàn ngành được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (nếu có).
  • Có nguồn kinh phí mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này.
  • Dự toán mua sắm thường xuyên được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
  • Kết quả thẩm định giá của cơ quan có chức năng, nhiệm vụ thẩm định giá hoặc của tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ thẩm định giá hoặc các báo giá của các nhà cung cấp (nếu có).”

Theo đó tài sản mua sắm mới của các cơ quan, tổ chức doanh nghiêp khi có dự án mua sắm mới, bổ sung trang thiết bị cơ sở vật chất phải có kết quả thẩm định của cơ quan có chức năng về thẩm định giá. Kết quả thẩm định giá có thể do cơ quan, tỏ chức, doanh nghiệp lập ra thẩm định hoặc do công ty về thẩm định giá uy tín chuyên nghiệp cung cấp.

Thẩm định giá để mua sắm tài sản mới là gì?

Thẩm định để mua sắm tài sản mới là việc các công ty về thẩm định giá tiến hành xác định giá trị tài sản nằm trong danh sách cần mua sắm mới cho doanh nghiệp tư nhân hoặc nhà nước, đưa ra mức giá chuẩn xác nhất, nhanh nhất để các công ty và đơn vị này tiến hành tìm nhà đấu thầu mua sắm tài sản.

Mẫu tờ trình thẩm định giá mua sắm tài sản mới

Mục đích của thẩm định giá để mua sắm tài sản mới

Mẫu tờ trình thẩm định giá mua sắm tài sản mới

 

  • Làm cơ sở trình báo các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự tán mua sắm mới
  • Làm cơ sở xác định giá khởi điểm để tiến hành bán đấu giá tài sản.
  • Làm cơ sở xác định giá trần để các tổ chức tiến hành đấu thầu mua sắm mới tài sản
  • Làm cơ sở xác định giá trị để các tổ chức doanh nghiệp tiến hành mua sắm mới theo quy định hiện hành.

Mẫu tờ trình thẩm định giá để mua sắm tài sản mới

Bạn có thể dễ dàng tải về mẫu tờ trình: Tại đây

Dịch vụ thẩm định giá tài sản tại Hà Nội

Thẩm định giá An Việt đơn vị được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực thẩm định giá. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ thẩm định giá tài sản. Với đội ngũ thẩm định viên lành nghề, được đào tạo bài bản ở các trường tài chính, hội thẩm định giá…Là đối tác của các tổ chức tài chính và ngân hàng lớn như Vietcombank, Agribank, Viettinbank….Hãy đến với AnViet Valuation để được tư vấn về thẩm định giá với mức phí thẩm định tốt nhất hiện nay.

Mẫu hồ sơ thẩm định giá

Hồ sơ thẩm định giá là một phần không thể thiếu trong quá trình thực hiện thẩm định giá. Các thẩm định viên có trách nhiệm lập hồ sơ về thẩm định giá để chứng mình các cách thức thực hiện thẩm định giá phù hợp với Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam và các quy định của pháp luật về giá có liên quan. Dưới đây là các thông tin cơ bản về mẫu hồ sơ thẩm định giá cần có, các bạn có thể tham khảo thêm khi cần.

Mẫu hồ sơ thẩm định giá

Hồ sơ thẩm định gồm những gì

Một bộ hồ sơ thẩm định giá cần đảm bảo các yêu cầu dưới đây:

  • Hồ sơ cần có những thông tin, tài liệu cần thiết, phục vụ cho quá trình thẩm định giá tài sản với mục đích đưa ra được kết quả thẩm định giá cuối cùng.
  • Tài liệu trong hồ sơ thẩm định giá phải được phân loại, sắp xếp theo thứ tự và được thể hiện trên giấy, phim ảnh hay những vật mang tin khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
  • Thành phần của từng hồ sơ thẩm định giá có thể khác biệt căn cứ vào mục đích thẩm định giá và loại tài sản cần thẩm định giá.

Mẫu hồ sơ thẩm định giá

Lập lưu trữ hồ sơ thẩm định giá

Có hai hình thức lưu trữ hồ sơ thẩm định giá sau khi phát hành chứng thư thẩm định giá:

Lưu trữ hồ sơ bằng giấy

Hồ sơ thẩm định giá đưa vào lưu trữ bằng giấy cần có:

  • Tên và số hiệu hồ sơ, ngày tháng lập và ngày tháng lưu trữ.
  • Những thông tin cơ bản và địa chỉ liên hệ của khách hàng thẩm định giá.
  • Những thông tin cơ bản của thẩm định viên và toàn bộ các cán bộ khác của doanh nghiệp thẩm định giá được giao tham gia cuộc thẩm định giá tài sản.
  • Bản gốc hoặc sao y bản chính hợp đồng thẩm định giá và biên bản thanh lý hợp đồng thẩm định giá (nếu có), hoặc bản gốc văn bản đề nghị/yêu cầu thẩm định giá.
  • Thông tin, tài liệu về đặc điểm pháp lý và kinh tế – kỹ thuật của tài sản thẩm định giá, hoặc doanh nghiệp cần thẩm định giá/xác định giá trị doanh nghiệp và các tài sản so sánh (nếu có).
  • Báo cáo của chuyên gia được mời cung cấp ý kiến chuyên môn (nếu có).
  • Trường hợp trưng cầu ý kiến tư vấn của các chuyên gia về công suất thiết kế, tính năng tác dụng của máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ thì báo cáo kết quả thẩm định phải nêu rõ mục đích, thời gian tiến hành và kết luận của chuyên gia tư vấn.
  • Biên bản khảo sát kèm nhận định và chữ ký xác nhận của thẩm định viên khảo sát thực tế. Trong biên bản khảo sát cần nêu rõ mục đích, thời gian, tên những người tham gia khảo sát thực tế, kết quả thu được từ khảo sát thực tế, chênh lệch (nếu có) giữa kết quả khảo sát thực địa với hồ sơ pháp lý và lý do có sự chênh lệch đó.
  • Toàn bộ tài liệu, thông tin thu thập được bao gồm cả ảnh chụp thực tế, và các tài liệu, thông tin cần thiết khác để hình thành kết quả thẩm định giá.
  • Những tài liệu phân tích, đánh giá của thẩm định viên về những vấn đề thẩm định giá liên quan.
  • Bản gốc Báo cáo kết quả thẩm định giá và các phụ lục kèm theo.
  • Bản gốc Chứng thư thẩm định giá và các phụ lục kèm theo.

Lưu trữ điện tử

Mẫu hồ sơ thẩm định giá

Hồ sơ thẩm định giá đưa vào lưu trữ điện tử cần có:

  • Tên và số hiệu hồ sơ, ngày tháng lập và ngày tháng lưu trữ
  • Những thông tin cơ bản của thẩm định viên chịu trách nhiệm chính và các cán bộ khác tham gia thực hiện thẩm định giá.
  • Nội dung cơ bản tại báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá, các phụ lục và bảng tính kèm theo (nếu có).
  • Nguồn của từng thông tin thu thập liên quan.

Dịch vụ thẩm định giá tại Hà Nội

Bạn đang cần thẩm định giá tài sản tại Hà Nội nhưng lại chưa tìm được đơn vị thẩm định giá uy tín. Thẩm định giá An Việt là một trong những đơn vị được Bộ tài chính và Sở kế hoạch và đầu tư cấp phép hoạt động trong lĩnh vực thẩm định giá, được phép thực hiện các dịch vụ thẩm định giá. Chúng tôi có đội ngũ thẩm định viên là các chuyên gia đầu ngành về thẩm định giá. Là đối tác của các đơn vị hàng đầu Vietcombank, Vietinbank, BIDV…Liên hệ HOTLINE để được giải đáp các thắc mắc về thẩm định giá.

Thẩm định tài sản vô hình – Thương hiệu bằng phương pháp Interbrand

Thẩm định giá tài sản là thương hiệu không phải là việc đơn giản đối với nhiều chuyên viên thẩm định giá, kể cả những người đã có nhiều năm kinh nghiệm. Với cơ chế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh giữa các thương hiệu ngày càng lớn, dẫn đến các thương hiệu được định giá khá cao. Vậy làm thế nào để thẩm định giá giá trị của một thương hiệu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về phương pháp Interbrand trong thẩm định giá thương hiệu.

Thẩm định tài sản vô hình – Thương hiệu bằng phương pháp Interbrand

Phương pháp Interbrand là gì?

Việc định giá một thương hiệu được thực hiện ngày càng phổ biến và có nhiều cách thức, phương pháp khác nhau để có thể định giá một thương hiệu. Phổ biến và được sử dụng nhiều nhất hiện nay vẫn là các phương pháp dựa vào kết quả khảo sát tâm lý và hành vi của khách hàng, người tiêu dùng hoặc sử dụng phương pháp kế toán thuần túy xác định dựa vào các chỉ số tài chính của doanh nghiệp đó.

Thẩm định tài sản vô hình – Thương hiệu bằng phương pháp Interbrand

Phương pháp Interbrand được giới thiệu bởi tập toàn Interbrand là một tập đoàn lớn trong lĩnh vực định giá, tư vấn xây dựng nhãn hiệu của Anh. Phương pháp định giá này phát triển dựa trên sự kết hợp của yếu tố thị trường và tài chính.

Các bước định giá thương hiệu theo phương pháp Interbrand

Bước 01: Phân khúc thị trường

Đầu tiên bạn cần xác định được phân khúc thị trường mà thương hiệu đang có mặt và ảnh hưởng của thương hiệu đến phân khúc này. Việc phân tích, tính toán dòng tiền sẽ được thực hiện theo từng phân khúc và sau đó mới tổng hợp lại. Bạn có phân chia phân khúc thị trường theo các yếu tố dưới đây:

  • Theo ranh giới địa lý
  • Theo dòng sản phẩm
  • Theo đối tượng khách hàng

Thẩm định tài sản vô hình – Thương hiệu bằng phương pháp Interbrand

Bước 2: Tìm hiểu về tình hình tài chính của doanh nghiệp

Dòng tiền của doanh nghiệp được hình thành từ hai nguồn tài sản là tài sản hữu hình (TSHH) và tài sản vô hình (TSVH). Dựa vào báo cáo dòng thu nhập theo phân khúc thị trường, bạn tiếp tục tính đến dòng thu nhập do tài sản vô hình đem lại cho doanh nghiệp.

Dòng thu nhập ròng của TSVH = Dòng thu nhập ròng của doanh nghiệp – Dòng thu nhập ròng của TSHH

Bước 3: Phân tích cầu

Để tách dòng thu nhập ròng do thương hiệu mang lại ra khỏi dòng thu nhập ròng của TSVH ở bước 02, chúng ta phải lượng hóa được vai trò của thương hiệu đóng góp trong phân khúc thị trường mà nó hoạt động, tức là xác định chỉ số vai trò nhãn hiệu. Muốn định lượng được chỉ số vai trò nhãn hiệu, trước tiên phải nhận diện được các yếu tố và trọng số của chúng khi ảnh hưởng đến tổng cầu. Việc này được tiến hành thông qua kết quả khảo sát các chuyên gia trong cùng lĩnh vực và phạm vi thị trường mà thương hiệu đang hoạt động. Sau đó tiếp tục khảo sát khách hàng trên cơ sở những yếu tố đã được nhận diện.

Mức độ đánh giá của khách hàng cho những yếu tố trên sẽ giúp chúng ta lượng hóa được chỉ số vai trò nhãn hiệu. Từ kết quả này, ta tính dòng thu nhập ròng do thương hiệu mang lại.

Dòng thu nhập ròng của thương hiệu = Dòng thu nhập ròng của TSVH * Chỉ số vai trò nhãn hiệu

Bước 4: Xác định sức mạnh thương hiệu và suất chiết khấu thương hiệu

Giai đoạn 1: Ước tính sức mạnh thương hiệu Theo InterBrand thì sức mạnh của thương hiệu dựa vào 7 tiêu chí theo các thang điểm.

Yếu tố Điểm tối đa
Tính dẫn đầu 25
Tính ổn định 15
Thị trường 10
Địa lý 25
Xu hướng nhãn hiệu 10
Hoạt động hỗ trợ 10
Bảo hộ nhãn hiệu 5
Tổng cộng 100

Ta căn cứ vào quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để cho điểm từng tiêu chí nên điểm sức mạnh thương hiệu được tính bằng tổng điểm của 7 tiêu chí trên. Điểm sức mạnh thương hiệu càng cao thì tỉ lệ suất chiết khấu càng nhỏ.

Giai đoạn 2: Ước tính hệ số rủi ro thương hiệu

Theo mô hình Interbrand, hệ số rủi ro thương hiệu được xác định theo công thức sau: Hệ số rủi ro thương hiệu = -1/50 điểm số sức mạnh thương hiệu + 2

Giai đoạn 3: Ước tính suất chiết khấu thương hiệu

Theo phương pháp Interbrand, suất chiết khấu thương hiệu được xác định theo công thức:

  • R = Rf + β * (Rm – Rf)
  • Rf : Tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro
  • Rm : Tỷ suất sinh lợi thị trường
  • β : Hệ số rủi ro thương hiệu

Bước 5: Tính giá trị thương hiệu

Giá trị thương hiệu là tổng hiện giá ròng (NPV) của các dòng thu nhập dự báo kiếm được trong tương lai nhờ thương hiệu và được chiết khấu bằng suất chiết khấu nhãn hiệu.

Trên đây là các bước thẩm định giá thương hiệu dựa vào phương pháp Interbrand các bạn có thể tham khảo thêm khi cần. Mọi thông tin về dịch vụ thẩm định giá, vui lòng liên hệ Hotline 0964 094 886. Thẩm định giá An Việt luôn sẵn lòng giải đáp.

Thẩm định giá tài nguyên

Thẩm định giá trị tài nguyên là xác định các giá trị của các khoáng sản, tài nguyên rừng, mỏ đá, mỏ quặng vàng, mỏ quặng chì, mỏ thiếc, tài nguyên năng lượng…

1. Tài nguyên là gì?

Tài nguyên là một danh từ dùng để chỉ tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con người. Một số loại tài nguyên được phân loại cụ thể:

  • Tài nguyên thiên nhiên
  • Tài nguyên xã hội.
  • Tài nguyên tái tạo, tài nguyên không tái tạo.
  • Tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên năng lượng, tài nguyên khí hậu cảnh quan, di sản văn hoá kiến trúc, tri thức khoa học và thông tin.

1.1 Tài nguyên khoáng sản

“Tài nguyên khoáng sản là tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn chất trong vỏ trái đất, mà ở điều kiện hiện tại con người có đủ khả năng lấy ra các nguyên tố có ích hoặc sử dụng trực tiếp chúng trong đời sống hàng ngày”.

Tài nguyên khoáng sản thường tập trung trong một khu vực gọi là mỏ khoáng sản. Tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của loài người và khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản có tác động mạnh mẽ đến môi trường sống. Một mặt, tài nguyên khoáng sản là nguồn vật chất để tạo nên các dạng vật chất có ích và của cải của con người. Bên cạnh đó, việc khai thác tài nguyên khoáng sản thường tạo ra các loại ô nhiễm như bụi, kim loại nặng, các hoá chất độc và hơi khí độc (SO2, CO, CH4 v.v…).

Thẩm định giá tài nguyên

  • Tài nguyên khoáng sản được phân loại theo nhiều cách:
  • Theo dạng tồn tại: Rắn, khí (khí đốt, Acgon, He), lỏng (Hg, dầu, nước khoáng).
  • Theo nguồn gốc: Nội sinh (sinh ra trong lòng trái đất), ngoại sinh (sinh ra trên bề mặt trái đất).
  • Theo thành phần hoá học: Khoáng sản kim loại (kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý hiếm), khoáng sản phi kim (vật liệu khoáng, đá quý, vật liệu xây dựng), khoáng sản cháy (than, dầu, khí đốt, đá cháy).

1.2 Tài nguyên rừng 

Tài nguyên rừng là một phần của tài nguyên thiên nhiên, thuộc loại tài nguyên tái tạo được. Nhưng nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên rừng có thể bị suy thoái không thể tái tạo lại. Tài nguyên rừng có vai trò rất quan trọng đối với khí quyển, đất đai, mùa màng, cung cấp các nguồn gen động thực vật quý hiếm cùng nhiều lợi ích khác. Rừng giúp điều hòa nhiệt độ, nguồn nước và không khí. Con người có thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên này để khai thác, sử dụng hoặc chế biến ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống. Ở những vùng khí hậu khác nhau thì tài nguyên rừng cũng khác nhau.

1.3 Tài nguyên năng lượng 

“Năng lượng là một dạng tài nguyên vật chất xuất phát từ hai nguồn chủ yếu: Năng lượng mặt trời và năng lượng lòng đất”.

Năng lượng mặt trời tạo tồn tại ở các dạng chính: bức xạ mặt trời, năng lượng sinh học (sinh khối động thực vật), năng lượng chuyển động của khí quyển và thuỷ quyển (gió, sóng, các dòng hải lưu, thuỷ triều, dòng chảy sông…), năng lượng hoá thạch (than, dầu, khí đốt, đá dầu). Năng lượng lòng đất gồm nhiệt lòng đất biểu hiện ở các các nguồn địa nhiệt, núi lửa và năng lượng phóng xạ tập trung ở các nguyên tố như U, Th, Po,…

2. Mục đích của việc thẩm định giá trị tài nguyên

  • Mua bán, chuyển nhượng
  • Cổ phần hóa, thu hút đầu tư
  • Góp vốn
  • Thế chấp
  • Mục đích của nhà nước
  • Lập chính sách
  • Hỗ trợ tìm kiếm giải pháp

3. Phương pháp định giá tài nguyên.

  • Phương pháp so sánh / so sánh trực tiếp
  • Phương pháp chi phí giảm giá
  • Phương pháp đầu tư (phương pháp đầu tư truyền thống/kỹ thuật luồng tiền chiết khấu)
  • Phương pháp thặng dư (hay phương pháp phân tích kinh doanh / phát triển giả định)
  • Phương pháp lợi nhuận và các phương pháp khác…

Thẩm định giá tài nguyên

Công ty cổ phần Tư vấn và thẩm định giá An Việt với đội ngũ chuyên gia am hiểu về thị trường tài nguyên khoáng sản có khả năng phân tích, đánh giá các động thái của thị trường, kết hợp với các chuyên gia về đầu tư xây dựng, chuyên gia khai thác Mỏ, rừng, và có thể đưa ra những chỉ về giá trị tài sản thẩm định giá, mà cả động thái thị trường, tài nguyên khoáng sản toàn khu vực nói chung tại các thời kỳ trước, trong và sau thời điểm thẩm định giá, cũng như xu hướng biến động của tài sản thẩm định giá trong tương lai giúp cho nhà đầu tư có thêm nhãn quan thông tin về dự án tương lai của mình.

Thẩm định giá tài sản chứng minh tài chính du học

Thẩm định giá tài sản phục vụ cho việc chứng mình tài chính để đi du học là một trong những dịch vụ phổ biến hiện nay. Đây là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với các bạn du học sinh khi muốn xin visa du học, để thực hiện ước mơ học tập ở nước ngoài của mình. Dưới đây là một số vấn đề liên quan đến việc thẩm định giá tài sản chứng minh tài chính phục vụ cho việc định cư và du học mà bạn nên biết.

Tại sao phải thẩm định giá tài sản nhằm chứng minh tài chính khi du học

Đối với các bạn sinh viên nước ngoài khi muốn đi du học ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, Úc, Canada..thì chứng minh tài chính là yêu cầu bắt buộc. Hiện nay, việc này rất được chú trọng vì trong lịch sử đã có nhiều du học sinh, người lao động nước ngoài mượn việc học tập để trốn định cư bất hợp pháp tại các nước này.

Thẩm định giá tài sản chứng minh tài chính du học

Chứng minh tài chính trước khi đi du học là cách để tạo sự tin tưởng với các Đại sứ quán và Cục xuất nhập cảnh của các nước về khả năng tài chính của gia đình cá nhân người đi du học. Khi bạn chứng minh được gia đình mình có kinh tế vững mạnh thì các khoản chi phí học phí, sinh hoạt phí trong quá trình học tập ssex được cung cấp, bạn sẽ có thể hoàn toàn yên tâm học tập. Và cũng khẳng định rằng bạn không có ý định sang các nước này với mục đích làm việc kiếm tiền hay bất kỳ ý định nào khác.

Thẩm định giá tài sản chứng minh tài chính du học

Một trong những phương án được nhiều gia đình lựa chọn khi phải chứng minh tài chính cho con cái đi du học là chứng mình giá trị tài sản của gia đình đang sở hữu. Những tài sản như nhà đất, xe ô tô…sẽ được tính là tài sản đảm bảo. Và cần được các bên công ty thẩm định giá chứng nhận hay phát hành chứng thư công bố giá trị tài sản, khi đó bạn chỉ cần mang chứng thư đó gửi tới các cơ quan có thẩm quyền của các nước đó để chứng minh khả năng tài chính.

Dịch vụ thẩm định giá tài sản chứng minh du học và định cư

Thẩm định giá An Việt chuyên cung cấp các dịch vụ thẩm định giá tài sản phục vụ cho nhu cầu chứng minh tài chính khi đi du học và định cư. Chúng tôi là đơn vị có thẩm quyền phát hành chứng thư thẩm định giá được công nhận bởi Bộ tài chính.

Thẩm định giá tài sản chứng minh tài chính du học

An Viet Valuation có đội ngũ chuyên viên, thẩm định viên về giá được đào tạo bài bản bởi các trường tài chính, hội thẩm định giá. Đẩy đủ kiến thức về định giá tài sản. Là đối tác lớn của các tổ chức tài chính ngân hàng tại Việt Nam. Hãy đến với chúng tôi ngay hôm nay để nhận được những tư vấn tốt nhất.

Những lưu ý trong khi thẩm định giá đồ cổ

Đồ cổ những sản phẩm cũ nhưng lại mang nhiều dấu ấn giá trị về thời gian, độ quý hiếm, độc đáo của từng sản phẩm. Việc thẩm định giá đồ cổ không hề dễ dàng cả với những người đã có kinh nghiệm trong ngành. Dưới đây, thẩm định giá An Việt sẽ gợi ý một số tiêu chí để định giá đồ cổ các bạn có thể tham khảo thêm.

Các tiêu chí để thẩm định giá đồ cổ

Tiêu chí 1: Dựa vào tính nghệ thuật của món đồ, dấu ấn văn hóa và óc sáng tạo của người nghệ nhân tạo ra món đồ đó.

Những lưu ý trong khi thẩm định giá đồ cổ

Bạn cần phải xác định được món đồ cổ đó có đẹp không, có giá trị thẩm mỹ cao hay không, có truyền lại cho các thế hệ sau hay không? Những họa tiết, hoa văn, nét chạm khắc…có tinh xảo hay không nó thể hiện kỹ thuật và khả năng của người nghệ nhân? Đó là những tiêu chí đầu tiên giúp bạn đánh giá món đồ cổ đó có giá trị hay không.

Tiêu chí 2 : Chất liệu

Chất liệu là một phần vô cùng quan trọng để đánh giá xem liệu món đồ đó có giá trị hay không. Đồ cổ thường khá đa dạng về chất liệu có thể là gốm, sứ, gỗ…mỗi loại thì lại có hàng trăm nhóm khác nhau, ngoài ra, chúng còn được trang trí cùng với các vật liệu khác như vàng, bạc, đồng, ngà voi..Chính vì thế, khi thẩm định giá một món đồ cổ bạn cần biết nó được làm từ chất liệu gì.

Những lưu ý trong khi thẩm định giá đồ cổ

Tiêu chí 3 : Độ nguyên bản

Đây được xem là tiêu chí vô cùng quan trọng, một món đồ cổ được xem là giá trị cần phải chưa được sửa chữa hay làm mất đi giá trị thời gian của nó. Tuy nhiên, đa phần các món đồ cổ đều là các món đồ gia dụng trong nhà nên sẽ không thể tránh khỏi việc bị sứt mẻ trong quá trình sử dụng nếu đã được làm lại hoặc có qua sửa chữa thì bạn cần phải xem kỹ.

Tiêu chí 4 : Tuổi

Khi các tiêu chí bên trên đều thỏa mãn, bạn cần chú ý đến tuổi tác của món đồ. Món đồ càng đẹp, tuổi càng sâu thì càng chứng minh được giá trị của món đồ và cho thấy được khả năng của người nghệ nhân ở những thời điểm trước đó. Tuổi đồ càng cao thì chứng tỏ việc sản xuất ra một món đồ yêu cầu càng nhiều công sức và khó khăn, mà vẫn đạt được độ tinh xảo đồng nghĩa với việc món đồ đó vô cùng giá trị.

Những lưu ý trong khi thẩm định giá đồ cổ

 

Trên đây là một số tiêu chí khi lựa chọn thẩm định giá đồ cổ, các bạn có thể tham khảo thêm khi cần thiết.

Dịch vụ thẩm định giá tài sản

Thẩm định giá An Việt đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ thẩm định giá gồm

  • Thẩm định giá bất động sản
  • Thẩm định giá động sản
  • Thẩm định giá doanh nghiệp
  • Thẩm định giá tài sản vô hình
  • Thẩm định giá tài nguyên
  • Thẩm định giá dự án đầu tư

Chúng tôi là đối tác lớn của các ngân hàng và tổ chức tài chính hàng đầu Việt Nam như Vietcombank, Sacombank, BIDV, Agribank…Hãy đến với An Viet Valuation ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí về dịch vụ thẩm định giá tài sản.

Các phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp

Thẩm định giá trị doanh nghiệp giúp doanh nghiệp đánh giá được năng lực tài chính của mình, làm cơ sở cho việc định giá, mua bán cổ phần chuyển nhượng, vay vốn…Dưới đây là các phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp.

Thẩm định giá doanh nghiệp là gì?

Thẩm định giá doanh nghiệp được hiểu là việc điều tra phân tích các hoạt động tài sản của doanh nghiệp gồm tài sản vô hình, hữu hình, các khoản nợ của doanh nghiệp, …mục đích xác định giá trị của doanh nghiệp.

Các phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp
Khái niệm thẩm định giá doanh nghiệp

Mục đích của thẩm định giá doanh nghiệp

Thẩm định giá trị doanh nghiệp nhằm thực hiện cho các mục đích sau đây:

  • Chuyển nhượng vốn
  • Phát hành cổ phiếu
  • Chứng minh năng lực tài chính
  • Cải tổ doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, dựa trên các chỉ số tài chính trước đó
  • Các doanh nghiệp có dự định cổ phần hóa, thực hiện liên doanh hoặc góp vốn với các đơn vị khác
  • Các thương vụ M&A đều yêu cầu thẩm định giá
  • Xác định giá trị doanh nghiệp dành cho việc thành lập hoặc giải thể doanh nghiệp
  • Các mục đích khác….
Các phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp
Thẩm định giá doanh nghiệp có cần thiết

Đối tượng nào cần thẩm định giá doanh nghiệp

  • Các công ty tư nhân, tổ chức và các doanh nghiệp trực thuộc đơn vị nhà nước có nhu cầu và mục đích cổ phần hóa doanh nghiệp
  • Các doanh nghiệp có dự định thay đổi cơ cấu về vốn hoặc quyền sở hữu của doanh nghiệp như sát nhập, liên doanh, chuyển nhượng và mua bán cổ phần…
  • Các công ty có mục đích phát hành trái phiếu, cổ phiếu ra ngoài thị trường
  • Các đơn vị có nhu cầu mở rộng thị trường cần đầu tư kêu gọi thêm vốn nên cần xác định lại giá trị năng lực hiện tại
  • Các mục đích khác,…
Các phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp
Thẩm định giá thương hiệu doanh nghiệp

Những phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp

  • Phương pháp giá trị tài sản thuần
  • Phương pháp chiết khấu luồng cổ tức
  • Phương pháp chiết khấu lợi nhuận
  • Phương pháp chiết khấu dòng tiền
  • Phương pháp hệ số giá / thu nhập

Dịch vụ thẩm định giá trị doanh nghiệp

Thẩm định giá An Việt đơn vị uy tín được Bộ tài chính và Sở kế hoạch đầu tư cấp phép thực hiện dịch vụ thẩm định giá gồm: Thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá tài nguyên, thẩm định giá bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá tài sản vô hình, thẩm định giá dự án đầu tư.

Với hệ thống các chuyên gia, thẩm định viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định giá. Là đối tác lớn của các tổ chức tài chính ngân hàng như Vietcombank, Agribank, BIDV,…Chúng tôi cam kết mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng, với chi phí thẩm định giá cạnh tranh nhất. Hãy đến với An Việt để được tư vấn tốt nhất về thẩm định giá.

Phương pháp thu nhập trong thẩm định giá bất động sản

Phương pháp thu nhập là một trong những phương pháp được các thẩm định viên thường xuyên sử dụng khi thẩm định tài sản bất động sản. Dưới đây là các thông tin chi tiết, ưu điểm, nhược điểm của phương pháp thu nhập trong thẩm định giá.

Cơ sở lý luận của phương pháp thu nhập

  • Giá trị thị trường hiện hành của một bất động sản ngang bằng với giá trị hiện tại của tất cả các khoản thu nhập tương lai có thể nhận được từ bất động sản
  • Nguyên tắc chuyển đổi các dòng thu nhập ròng tương lai thành giá trị hiện tại
Phương pháp thu nhập trong thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá bất động sản bằng phương pháp thu nhập

Các bước tiến hành thực hiện thẩm định giá bất động sản

Bước 1: Ước tính thu nhập trung bình hàng năm mà bất động sản mang lại, có tính đến tất cả các yếu tố liên quan tác động đến thu nhập.

Bước 2: Ước tính tất cả các khoản chi phí để trừ khỏi thu nhập hàng năm như: chi phí quản lý, chi phí sửa chữa, các phí dịch vụ, tiền thuế phải nộp, …

Bước 3: Xác định tỷ lệ lãi suất thích hợp dùng để tính toán, công việc này có thể dựa vào việc phân tích tỷ lệ lãi của các bất động sản tương tự.

Bước 4: Dùng công thức vốn hóa để tìm ra giá trị hiện tại của bất động sản mục tiêu.

Phương pháp thu nhập trong thẩm định giá bất động sản
Phương pháp thẩm định giá tài sản

Ưu điểm của phương pháp thu nhập

  • Đây là phương pháp có cơ sở lý luận chặt chẽ nhất, vì nó tiếp cận một cách trực tiếp những lợi ích mà bất động sản mang lại cho nhà đầu tư
  • Ngoại trừ kỹ thuật chiết khấu dòng tiền, nó là phương pháp đơn giản.
  • Có thể đạt được độ chính xác cao khi có chứng cứ về các thương vụ có thể so sánh được, khi các khoản thu nhập có thể dự báo trước với một độ tin cậy cao.
Phương pháp thu nhập trong thẩm định giá bất động sản
Quy định về thẩm định giá tài sản

Nhược điểm của thẩm định giá bằng phương pháp thu nhập

  • Khi phân tích các thương vụ tương tự, cần phải điều chỉnh nhiều mặt: tuổi thọ, chất lượng, thời hạn cho thuê, những thay đổi về tiền thuê trong tương lai, …
  • Trong nhiều trường hợp có thể thiếu cơ sở dự báo các khoản thu nhập tương lai.
  • Kết quả định giá có độ nhạy lớn trước mỗi sự thay đổi của các tham số tính toán. Trong những trường hợp như vậy, kết quả sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan.

Điều kiện áp dụng phương pháp thu nhập trong thẩm định giá bất động sản

Phù hợp cho những bất động sản mang lại thu nhập đều đặn qua từng thời gian gồm: trung tâm thương mại, khách sạn, rạp chiếu phim, khu công nghiệp, …

Trên đây, Thẩm định giá An Việt vừa chia sẻ với các bạn phương pháp thu nhập trong thẩm định giá bất động sản. An Viet Valuation chuyên cung cấp các dịch vụ thẩm định giá, là đối tác chiến lược của các ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, Agribank….Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ thẩm định giá, vui lòng liên hệ Hotline của chúng tôi để được tư vấn và giải đáp cụ thể.

Phương pháp so sánh trong thẩm định giá bất động sản

Phương pháp so sánh trong thẩm định giá bất động sản là một trong những phương pháp được các thẩm định viên về giá sử dụng trong khi thẩm định giá bất động sản. Vậy phương pháp thẩm định giá so sánh là như thế nào? Thẩm định giá An Việt xin chia sẻ các kiến thức về vấn đề này.

Nguyên tắc áp dụng phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh trong thẩm định giá bất động sản
Quy định thẩm định giá bất động sản
  • Nguyên tắc thay thế: một nhà đầu tư có lý trí sẽ không trả giá cho một tài sản nhiều hơn chi phí để mua một tài sản lựa chọn mà có cùng một sự hữu ích như nhau.
  • Nguyên tắc sự đóng góp: Quá trình điều chỉnh có ước tính sự tham gia đóng góp của các yếu tố hay các bộ phận của tài sản đối với tổng số giá trị thị trường.

Các trường hợp áp dụng phương pháp so sánh thẩm định giá bất động sản

  • Phương pháp so sánh trực tiếp thường được sử dụng để thẩm định giá trị tài sản trong các trường hợp sau:
  • Các tài sản có tính đồng nhất như: các căn hộ, các chung cư, các dãy nhà cùng xây dựng một kiểu, các ngôi nhà riêng biệt và bán riêng biệt, các phân xưởng, các nhà kho trên một mặt bằng, các nhóm văn phòng và nhóm cửa hiệu.
  • Đất trống.

Ưu điểm của phương pháp so sánh trực tiếp

Phương pháp so sánh trong thẩm định giá bất động sản
So sánh trong thẩm định giá
  • Là phương pháp định giá ít gặp khó khăn về mặt kỹ thuật.
  • Là phương pháp thể hiện sự đánh giá của thị trường.
  • Là cơ sở hay còn gọi là đầu vào của các phương pháp khác.

Nhược điểm của phương pháp so sánh trực tiếp

  • Phải có giao dịch về bất động sản tương tự ở trong cùng khu vực thì mới có thể sử dụng để so sánh được.
  • Các thông tin, chứng cứ thường mang tính chất lịch sử.
  • Phương pháp này đòi hỏi thẩm định viên phải có nhiều kinh nghiệm và kiến thức thị trường thì mới có thể tiến hành định giá một cách thích hợp.

Các bước tiến hành định giá:

Phương pháp so sánh trong thẩm định giá bất động sản
Định giá tài sản dựa trên phương thức so sánh

Bước 1: Tìm kiếm thông tin về BĐS đã được giao dịch trong thời gian gần nhất phù hợp với các điều kiện đặt ra.

Bước 2: Tiến hành kiểm tra các BĐS so sánh để xác định giá trị của nó và đảm bảo rằng các bất động sản này có thể so sánh được.

Bước 3: Lựa chọn một số bất động sản có thể so sánh thích hợp nhất (từ 3 – 5).

Bước 4: Xác định những yếu tố khác nhau giữa BĐS định giá và BĐS so sánh, thực hiện điều chỉnh như sau:

Nếu tốt hơn thì điều chỉnh giảm.

Nếu xấu hơn thì điều chỉnh tăng.

Bước 5: Ước tính giá trị BĐS cần định giá trên cơ sở giá của các BĐS đã điều chỉnh.

Trên đây, thẩm định giá An Việt vừa chia sẻ với các bạn một số kiến thức về phương pháp so sánh trong thẩm định giá bất động sản. Mọi thông tin về dịch vụ thẩm định giá, vui lòng liên hệ số Hotline, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc về vấn đề này.

0964 094 886