Author Archives: Quản Trị Viên

Lợi thế thương mại có phải là tài sản bị hao mòn hay không?

Hội đồng tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế (IVSC) vừa đăng trên trang thông tin điện tử của IVSC bài viết “Liệu lợi thế thương mại (Goodwill, viết tắt GW) có phải là tài sản bị hao mòn hay không?” của ông Kenin Prall, Giám đốc chuyên môn – Ban tiêu chuẩn thẩm định giá doanh nghiệp IVSC. Ở bài báo này chúng tôi sẽ tóm tắt lại một số nội dung cơ bản của bài viết đó tới quý vị.

Lợi thế thương mại có phải là tài sản bị hao mòn không?

Trong nhiều trường hợp, việc xác định giá trị mua lại một doanh nghiệp dựa trên cơ sở giá trị là giá tài sản hoạt động liên tục. Dựa trên cơ sở giá trị này, các mô hình tài chính được sử dụng (để đàm phán giá, hình thành các quan điểm hợp lý, trình ban giám đốc thông qua và cuối cùng là để chốt giá phải trả trong giao dịch) luôn luôn phản ánh giả định tăng trưởng vĩnh viễn của dòng tiền tạo ra bởi doanh nghiệp đó. Trên thực tế, hầu hết các tài sản của doanh nghiệp đều được định giá bằng mô hình dòng tiền nên việc hạch toán khoản mua lại (acquisition accounting) cũng dựa chủ yếu vào mô hình dòng tiền đó.

Lợi thế thương mại có phải là tài sản bị hao mòn hay không?
Lợi thế thương mại trong thẩm định giá

Trong hoạt động mua lại doanh nghiệp, GW là phần chênh lệch giữa giá mua với tổng giá trị tài sản xác định được của doanh nghiệp được mua lại (bao gồm tài sản vô hình và hữu hình). Như vậy, mặc dù GW chỉ được coi là một phần của doanh nghiệp hợp nhất nhưng lại có mặt trong hầu hết các doanh nghiệp hoạt động liên tục.

Ngoại trừ tài sản vô hình với tuổi đời vô hạn, tài sản xác định được được coi là các tài sản có tuổi đời hữu hạn của doanh nghiệp. Vì vậy, khoản chênh lệch trả cho doanh nghiệp (ví dụ GW) phải được thể hiện cho phần hoạt động liên tục của doanh nghiệp được mua lại (ví dụ như tăng trưởng vĩnh viễn). Nếu doanh nghiệp giả định GW có tuổi đời hữu hạn và là tài sản bị hao mòn thì giá trị của nó sẽ không đồng nhất với giá của doanh nghiệp hoạt động liên tục.

Lợi thế thương mại có phải là tài sản bị hao mòn hay không?
Hội đồng tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế

Trái ngược với quan điểm trên, vẫn tồn tại quan điểm cho rằng GW là tài sản bị hao mòn nên sẽ khấu hao trong suốt tuổi đời hữu dụng – để đồng nhất với quan điểm của kế toán. Một số quan điểm khác lại cho rằng tuổi đời của GW có thể được coi là vô hạn, nhưng nó yêu cầu một sự đầu tư liên tục nhằm duy trì giá trị trong suốt thời gian đó. Nhưng kể cả với những sự đầu tư như thế, GW vẫn sẽ giảm giá trị theo thời gian, và việc trích khấu hao sẽ phản ánh giá trị suy giảm của GW tốt hơn.

Lợi thế thương mại gồm những gì?

GW có thể bao gồm: (1) Danh tiếng của doanh nghiệp; (2) Cơ sở hạ tầng của việc tạo ra giá trị của tài sản vô hình, như: công nghệ đổi mới; (3) lực lượng lao động chuyên nghiệp.

Thêm vào đó, ngoài GW có trước khi diễn ra hoạt động mua lại doanh nghiệp, hoạt động hợp nhất này thường tạo ra giá trị cộng hưởng/gia tăng và GW có liên quan, có thể bao gồm: Cộng hưởng doanh thu và chi phí; Việc giảm rủi ro và/hoặc việc tăng giá trị dòng tiền do sự kết hợp tài sản giữa hai doanh nghiệp (ví dụ: giá trị chung hay giá trị hội tụ).

Có thể bạn quan tâm: Hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế

Lợi thế thương mại có phải là tài sản bị hao mòn hay không?
Thẩm định giá tài sản vô hình của doanh nghiệp

Phân tích mô hình đàm phán (Deal model)

Sự cộng hưởng (Synergies)

Như đã phân tích ở trên, việc xác định giá trị mua lại một doanh nghiệp dựa trên cơ sở giá trị là giá trị tài sản hoạt động liên tục. Dựa trên cơ sở giá trị này, các mô hình tài chính được sử dụng (để đàm phán giá, hình thành các quan điểm hợp lý, trình ban giám đốc thông qua và cuối cùng là để chốt giá phải trả trong giao dịch) luôn luôn phản ánh giả định tăng trưởng vĩnh viễn của dòng tiền tạo ra bởi doanh nghiệp đó; mà trong đó, việc mở rộng biên tăng trưởng xuất phát từ mua lại và gia tăng doanh thu (ví dụ, sự cộng hưởng doanh thu) đã được tính toán trong giá trị cuối kỳ dự báo (terminal value). Do đó, giá trị cộng hưởng của GW cũng được hiểu là tồn tại vĩnh viễn mà không phải là tài sản bị hao mòn.

Chi phí bảo trì

Có quan điểm cho rằng, trong khi tuổi đời của GW có thể được coi là vô hạn, nó yêu cầu một sự đầu tư nhằm duy trì hoặc tăng giá trị của tài sản trong suốt thời gian đó; nhưng kể cả với sự đầu tư duy trì đó, GW vẫn sẽ giảm một phần giá trị theo thời gian và không tồn tại vô hạn. Trên thực tế, việc thiếu đầu tư là lý do căn bản cho sự suy giảm về giá trị của GW. Thêm vào đó, chi phí để duy trì GW thường được cân nhắc trong các mô hình tài chính được sử dụng để chốt giá mua lại. Do đó, giá trị GW cũng vẫn là khoản chênh lệch sau khi loại trừ của các chi phí đó. Trường hợp mà chi phí bảo trì đó không được đưa vào các mô hình tài chính mà được sử dụng để chốt giá mua lại, thì việc trích khấu hao của GW sẽ làm giảm tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR dưới một ngưỡng hợp lý, mà mức hợp lý đó sẽ ảnh hưởng đến quyết định của doanh nghiệp thâu tóm hay của các nhà đầu tư.

Tuổi đời hữu dụng của việc tính toán khấu hao

Nếu GW được coi là tài sản bị hao mòn, vậy thì ước tính tuổi đời hữu hạn cho GW như thế nào?

Thứ nhất, GW liên quan đến sự cộng hưởng được nhận ra trong giai đoạn dự báo riêng biệt và do đó có thể được khấu hao trong thời gian đó. Quan điểm này không phù hợp với các mô hình tài chính được sử dụng để chốt giá mua lại, bởi vì, sau giai đoạn dự báo riêng biệt, giá trị cộng hưởng sẽ được vốn hóa với chi phí cộng hưởng cao hơn, doanh thu cộng hưởng cao hơn. Vì vậy sự cộng hưởng được ngầm hiểu là tồn tại vĩnh viễn, và GW liên quan đến sự cộng hưởng cũng được coi là tồn tại vĩnh viễn.

Thứ hai, một quan điểm khác cho rằng có thể sử dụng tuổi thọ của tài sản tồn tại lâu nhất để làm cơ sở trích khấu hao của GW, tuy nhiên không có cơ sở phân tích cho phương pháp này. Hơn nữa, vì các mối quan hệ khách hàng thường đại diện cho tài sản vô hình có tuổi đời tồn tại lâu nhất của doanh nghiệp, khi đó GW có thể sẽ trích khấu hao theo tuổi đời của tài sản này; nhưng không có thành phần GW nào (gồm: giá trị vô hình trong tương lai, sức mạnh cộng hưởng, danh tiếng, giá trị hội tụ và lực lượng lao động) làm gia tăng thu nhập tăng thêm mà có liên quan chặt chẽ đến các mối quan hệ khách hàng.

Thứ ba, có một số tiền lệ vận dụng phương pháp luận là tuổi đời hữu dụng của tài sản vô hình được tính toán khi xác định các dòng tiền chiết khấu của doanh nghiệp, và khi đó GW được coi là tài sản bị hao mòn. Việc tách dòng tiền phân bổ cho GW có thể thực hiện được bởi mô hình hợp nhất kinh doanh hiện tại. Tuy nhiên, phương pháp luận này không nhận ra được mô hình lợi ích kinh tế của GW và không giải thích được một phần lớn dòng tiền dôi ra mà không được quy cho bất kỳ tài sản nào.

Như vậy, từ những sự phân tích được nêu ở trên, GW không được coi là tài sản bị hao mòn. Trên thực tế, GW chỉ suy giảm giá trị với một tỷ lệ nhỏ theo thời gian và nội dung này sẽ được trình bày tại bài viết tiếp theo trên trang thông tin điện tử của IVSC.

Xem thêm: Ban hành Bộ Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế mới

Theo MOF

Lớp học thẩm định giá của bộ tài chính 2020

Để có đủ điều kiện hành nghề trong lĩnh vực thẩm định giá, các thẩm định viên trong ngành cần trang bị cho mình đầy đủ các kiến thức về chuyên môn. Cần phải trải qua các lớp học thẩm định giá của Bộ tài chính. Dưới đây là thông tin tuyển sinh lớp học thẩm định giá năm 2020 các bạn có thể tham khảo.

Khóa học thẩm định giá năm 2020 tại Hà Nội

Hội Thẩm định giá Việt Nam là một tổ chức được Luật Giá quy định và Bộ Tài chính cho phép mở các lớp đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành Thẩm định giá; tiếp tục tổ chức chiêu sinh để mở khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ về TĐG theo quy định tại Thông tư số 204/2014/TT-BTC ngày 23/12/2014 của Bộ Tài chính quy định về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá và Thông tư số 11/2019/TT-BTC ngày 20/2/2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 204/2014/TT-BTC.

Lớp học thẩm định giá của bộ tài chính 2020
Khóa học thẩm định giá 2020

Với điều kiện cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập tốt và với đội ngũ giảng viên trực tiếp giảng dạy tại khóa học là các chuyên gia có trình độ cao và kinh nghiệm thực tiễn phong phú trong hoạt động thẩm định giá đã tham gia giảng dạy các lớp học do Hội tổ chức trong nhiều năm; gồm Giáo sư, Tiến sĩ của các Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính, Đại học Tài chính Quản trị kinh doanh, Đại học Luật Hà Nội, các nhà quản lý lĩnh vực thẩm định giá của Bộ Tài chính, Hội Thẩm định giá Việt Nam…; đồng thời đã có kinh nghiệm tổ chức nhiều khóa học thành công, được Bộ Tài chính đánh giá cao sẽ truyền đạt cho học viên 7 Chuyên đề sau:

Lớp học thẩm định giá của bộ tài chính 2020
Cập nhật kiến thức thẩm định giá
  • Nguyên lý hình thành giá cả thị trường
  • Nguyên lý căn bản về thẩm định giá
  • Pháp luật áp dụng trong lĩnh vực giá và thẩm định giá
  • Thẩm định giá bất động sản
  • Thẩm định giá máy thiết bị
  • Thẩm định giá trị doanh nghiệp
  • Thẩm định giá Tài sản vô hình
Lớp học thẩm định giá của bộ tài chính 2020
Chứng chỉ thẩm định giá 2020

Nội dung các chuyên đề trên sẽ được các giảng viên trình bày kỹ hơn, sâu hơn và có kèm theo những bài tập hướng dẫn trên lớp.

1. Thời gian học: Lớp học sẽ được tổ chức vào các buổi tối (ngoài giờ hành chính); khai giảng vào 17h30 ngày 19 tháng 2 năm 2020 và kết thúc vào ngày 31 tháng 3 năm 2020; các buổi tối khác theo lịch cụ thể và bắt đầu từ lúc 18h00.

2. Địa điểm tổ chức lớp học: 73 Nguyễn Chí Thanh, TP. Hà Nội (Trường Trung cấp Tin học Estih).

3. Kinh phí:

Kinh phí học và cấp Chứng chỉ vẫn giữ ổn định như các năm trước : 5.000.000đ/học viên (bao gồm: chi phí giảng dạy, cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy và học, 2 tập giáo trình mới phát hành của Bộ Tài chính và tài liệu cần thiết, nước uống, ăn nhẹ giữa giờ).

Xem thêm chi tiết về khóa học thẩm định giá: Tại đây.

Lớp học thẩm định giá tại TP HCM

Nếu bạn đang có nhu cầu học và thi chứng chỉ thẩm định viên về giá trong năm 2020 tại Thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể đến cơ sở của Hội thẩm định giá Việt Nam để đăng ký.

Thông tin chi tiết về Khóa học thẩm định giá tại Hội thẩm định giá

Trên đây là một số thông tin về các lớp học thẩm định giá của bộ tài chính được tổ chức năm 2020, bạn có thể tham khảo thêm. Hiện tại, Thẩm định giá An Việt có các bộ tài liệu giúp các bạn có thêm thông tin ôn thi, các bạn có thể tham khảo ở mục Tài liệu ôn thi của chúng tôi.

Ban hành Bộ Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế mới

Theo thông tin từ Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, sau 2 năm (2018 và 2019) rà soát, lấy ý kiến, Hội đồng Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế (Internationl Valuation Standards Council) đã công bố phiên bản mới nhất của Bộ Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế.

Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế được ban hành lần này đã bổ sung tiêu chuẩn mới để hướng dẫn thẩm định giá đối với tài sản là các nghĩa vụ nợ phi tài chính.

Ban hành Bộ Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế mới
Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế mới nhất

Ngoài ra, bộ tiêu chuẩn mới bổ sung một số nội dung về: mô hình thẩm định giá; các phương pháp để xác định riêng giá trị của nợ, vốn chủ hữu đối với các doanh nghiệp có cơ cấu vốn phức tạp khi tài sản cần định giá chỉ là nợ; chỉnh sửa nội dung liên quan đến các xem xét đặc biệt khi thẩm định giá bất động sản phát triển cho mục đích vay thế chấp…

Tiêu đề của bộ tiêu chuẩn mới được ban hành sẽ không kèm theo năm ban hành như các phiên bản trước đây, thay vào đó, trên bìa của bộ tiêu chuẩn chỉ ghi chung là Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế kèm theo ngày có hiệu lực. Bộ tiêu chuẩn có hiệu lực áp dụng từ ngày 31/1/2020.

Ban hành Bộ Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế mới
Vai trò của bộ tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế mới

Bộ tiêu chuẩn là nền tảng căn bản để các thành viên đạt đến sự thống nhất cao trên toàn thế giới về kết quả thẩm định giá của các tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp ở từng quốc gia.

Ban hành Bộ Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế mới
Công bố bộ tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế mới

Thông qua việc đưa ra các định nghĩa, quy tắc hành nghề, tiêu chuẩn và hướng dẫn, Bộ Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế đã tạo nền tảng thống nhất về quan điểm và hành động trong hoạt động thẩm định giá chuyên nghiệp, nâng cao độ tin cậy đối với kết quả thẩm định giá của các tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp.

Việc đưa ra bộ tiêu chuẩn đã góp phần vào sự phát triển vững chắc của nghề thẩm định giá cũng như thị trường tài sản quốc tế.

Tải về Bộ tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế 2020: Tại đây.

Xem thêm: Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế 2017.

Theo Thoibaotaichinhvietnam

Hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế

Hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế là gì? Vai trò và phạm vi áp dụng? Hãy cùng thẩm định giá An Việt tìm hiểu về các thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.

Vai trò của tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế

Hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế
Hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế mới nhất

Là hệ thống tiêu chuẩn chung nhất làm hài hòa cân đối các những tiêu chuẩn thẩm định giá của các thành viên, các nước trong khu vực và quốc tế.

Mang đến độ tin cậy cho các kết quả thẩm định góp phần nâng cao sự phát triển trong ngành thẩm định giá và phát triển thị trường tài sản quốc tế.

Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế

Phạm vi thẩm định giá ngày càng trở nên rộng hơn, thuật ngữ thẩm định giá quyền tài sản (property valuation) vượt qua những hạn chế của thuật ngữ thẩm định giá tài sản (asset valuation) thuật ngữ thẩm định giá đầu tiên được sử dụng cho báo cáo tài chính.

Hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế
Hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế 2017

Khi những tiêu chuẩn của ngành nghề khác, như kế toán, có thể được áp dụng trong thẩm định giá, UBTC thẩm định giá quốc tế khuyên thẩm định viên giá tài sản nên nắm vững về kế toán trong khi thẩm định giá. Khi thẩm định giá dịch vụ báo cáo tài chính hay áp dụng về kế toán để thẩm định giá, thẩm định viên giá nên kết hợp cả yêu cầu của tiêu chuẩn kế toán và những điều gắn liền với thẩm định giá tài sản. Nếu có sự mâu thuẫn giữa những tiêu chuẩn này thì thẩm định viên giá phải công khai sự khác biệt đó.

Cấu trúc của tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế:

Cấu trúc của tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế phiên bản năm 2005 bao gồm:

  • Phần tổng quát
  • Quy tắc hành nghề
  • Các loại quyền tài sản
  • Những tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế : 3 tiêu chuẩn
  • Các ứng dụng: 2 ứng dụng
  • Các hướng dẩn
  • Bạch thư
  • Từ điển thuật ngữ

Ứng dụng hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế

Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế tiêu biểu cho những thực tế đã được chấp nhận hoặc những thực tiễn tốt trong thẩm định giá chuyên nghiệp, được xem như là những nguyên tắc thẩm định giá được chấp nhận (GAVP). Điều này thể hiện rằng tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế và tiêu chuẩn của các quốc gia thành viên sẽ bổ sung qua lại lẫn nhau. Ủy ban tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế tán đồng việc công khai sự khác nhau giữa những bản báo cáo và việc áp dụng của các quốc gia với tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế.

Hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế
Báo cáo của hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế

Đôi khi những tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế yêu cầu một cách tiếp cận khác với thực tế hoặc quy định tại mỗi quốc gia. Trong trường hợp này những người thực hiện phải nêu ra và giải trình kết quả khác nhau về giá trị. Phương pháp cụ thể chi tiết với việc áp dụng để thẩm định giá từng loại tài sản hoặc thị trường nhất định thuộc lĩnh vực đào tạo huấn luyện chuyên ngành. Do vậy IVSC khuyến khích tất cả những thẩm định viên chuyên nghiệp phải tự nâng cao bằng cách theo học các lớp huấn luyện chuyên biệt về ngành nghề chuyên môn. Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế quy định những gì thẩm định viên giá thực hiện hơn là giải thích những quy trình hoặc phương pháp được áp dụng như thế nào. IVS thừa nhận mọi áp dụng là gắn liền với một vấn đề thẩm định giá cụ thể, mà giải pháp tùy thuộc vào nội lực của thẩm định viên chọn được những phương pháp thích hợp với tiến trình thẩm định giá sát hợp.

Xem thêm thông tin chi tiết về tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế 2017: Tại đây.

Bài viết này, Thẩm định giá An Việt vừa cung cấp các thông tin cơ bản về hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn, mọi thắc mắc về dịch vụ thẩm định giá vui lòng liên hệ Hotline để được giải đáp.

Các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam hiện hành

Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam hiện hành quy định về các nguyên tắc trong việc điều hành và quản lý các tổ chức cá nhân thực hiện nhiệm vụ thẩm định giá. Dưới đây là những thông tin về hệ thống các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam mới nhất để các bạn tham khảo thêm:

Các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam hiện hành
Tiêu chuẩn thẩm định giá mới nhất

Mục tiêu của các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam

Các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam hiện hành
13 tiêu chuẩn thẩm định giá việt nam
  • Đưa ra một bộ quy chuẩn, tiêu chuẩn pháp luật quản lý nhà nước thống nhất cho toàn ngành thẩm định giá.
  • Là bộ tài liệu quy chuẩn hướng dẫn các tổ chức thẩm định giá, thẩm định viên về giá có thể hoạt động trong lĩnh vực thẩm định giá một cách tốt nhất, nâng cao chất lượng của ngành thẩm định giá.
  • Đưa ra các tiêu chí nhằm xác định và làm rõ trình độ của cá thẩm định viên đủ điều kiện hành nghề, giúp bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của khách hàng, nhà đầu tư cũng như các bên liên quan.
  • Từng bước hoàn thiện các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam hiện hành để phù hợp với tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế.

Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn thẩm định giá mới nhất

  • Các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam được ban hành dựa trên các nguyên tắc chung nhất được chấp nhận trong khu vực và thế giới. Đôi khi giữa tiêu chuẩn thẩm định giá hiện hành và tiêu chuẩn thẩm định giá của các nước khác trong khu vực và thế giới có sự khác nhau.
  • Tuy vậy, đây vẫn là các tiêu chuẩn thống nhất giữa các nhà chuyên môn và phù hợp với điều kiện tình hình của các nước Việt Nam và thông lệ của quốc tế. Do đó phạm vi chính của các tiêu chuẩn này được áp dụng chủ yếu dành cho các khách hàng, nhà đầu tư đang hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam.
Các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam hiện hành
Hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá việt nam mới nhất

Hệ thống các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam mới nhất

Bộ tài chính đã có Quyết định số 24/2005/QĐ-BTC ngày 18/04/2005, Quyết định số 77/2005/QĐ-BTC ngày 01/11/2005 và Quyết định số 129/2008/QĐ-BTC ngày 31/12/2008 ban hành các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam cụ thể sau:

Tiêu chuẩn thẩm định giá số 1 (TĐGVN 01): Giá trị thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá tài sản.

Tiêu chuẩn này quy định nội dung về giá trị thị trường của tài sản và vận dụng giá trị thị trường khi tiến hành thẩm định giá tài sản.

Tiêu chuẩn thẩm định giá số 2 (TĐGVN 02): Giá trị phi thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá tài sản.

Tiêu chuẩn này quy định nội về giá trị phi thị trường của tài sản và vận dụng giá trị phi thị trường khi tiến hành thẩm định giá tài sản.

Tiêu chuẩn thẩm định giá số 3 (TĐGVN 03): Những quy tắc đạo đức hành nghề thẩm định giá tài sản.

Tiêu chuẩn này quy định những quy tắc đạo đức chi phối thẩm định viên về giá, doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá trong quá trình hành nghề thẩm định giá tài sản.

Tiêu chuẩn thẩm định giá số 4 (TĐGVN 04): Báo cáo kết quả, hồ sơ và chứng thư thẩm định giá trị tài sản.

Tiêu chuẩn này quy định hình thức, nội dung của báo cáo kết quả, hồ sơ và chứng thư thẩm định gí trị tài sản do doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá và thẩm định viên về giá thực hiện, công bố khi hoàn thành công việc thẩm định giá tài sản.

Tiêu chuẩn thẩm định giá số 5 (TĐGVN 05): Quy trình thẩm định giá tài sản

Tiêu chuẩn này quy định quy trình thẩm định giá tài sản và hướng dẫn thực hiện quy trình trong quá trình thẩm định giá tài sản.

Tiêu chuẩn thẩm định giá số 6 (TĐGVN 06): Những nguyên tắc kinh tế chi phối hoạt động thẩm định giá tài sản.

Tiêu chuẩn này quy định những nguyên tắc xác định giá trị của tài sản và hướng dẫn nguyên tắc khi tiến hành thẩm định giá tài sản.

Tiêu chuẩn thẩm định giá số 7 (TĐGVN 07): Quy định phương pháp so sánh và hướng dẫn thực hiện phương pháp trong quá trình thẩm định giá tài sản.

Tiêu chuẩn thẩm định giá số 8 (TĐGVN 08): Quy định phương pháp chi phí và hướng dẫn thực hiện phương pháp trong quá trình thẩm định giá tài sản.

Tiêu chuẩn thẩm định giá số 9 (TĐGVN 09): Quy định phương pháp thu nhập và hướng dẫn thực hiện phương pháp trong quá trình thẩm định giá tài sản.

Tiêu chuẩn thẩm định giá số 10 (TĐGVN 10): Quy định phương pháp thặng dư và hướng dẫn thực hiện phương pháp trong quá trình thẩm định giá tài sản.

Tiêu chuẩn thẩm định giá số 11 (TĐGVN 11): Quy định phương pháp lợi nhuận và hướng dẫn thực hiện phương pháp trong quá trình thẩm định giá tài sản.

Tiêu chuẩn thẩm định giá 12 (TĐGVN 12): Quy định về phân loại tài sản và hướng dẫn thực hiện phân loại tài sản trong quá trình thẩm định giá tài sản.

Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 – Thẩm định giá tài sản vô hình.

Xem chi tiết về từng Tiêu chuẩn cụ thể: Tại đây.

Các thông tư đi kèm tiêu chuẩn thẩm định giá

Thông tư là văn bản giải thích, hướng dẫn thực hiện những văn bản của nhà nước ban hành, thuộc phạm vi quản lí của một ngành nhất định. Đơn giản hơn, có thể nói thông tư dùng để hướng dẫn nghị định, do cấp bộ, bộ trưởng ký ban hành. Dưới đây là hai Thông tư phổ biến:

Thông tư 158/2014/TT-BTC Ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 01, 02, 03 và 04.

Thông tư số 126/2015/TT-BTC ngày 20/8/2015 của Bộ Tài chính v/v ban hành tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 08,09 và 10.

Trên đây là Thẩm định giá An Việt vừa giới thiệu với các bạn các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam hiện hành. Mọi thắc mắc về thẩm định giá vui lòng liên hệ với An Viet Valuation để được giải đáp.

Chứng thư thẩm định giá là gì?

Các công ty thẩm định giá có chức năng thẩm định giá tài sản, đưa ra báo cáo thẩm định giá và phát hành chứng thư thẩm định giá. Vậy chứng thư thẩm định giá là gì? Khi nào cần chứng thư thẩm định giá? Hãy cùng thẩm định giá An Việt tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Khái niệm chứng thư thẩm định giá

Chứng thư thẩm định giá là văn bản được các tổ chức, công ty thẩm định giá đưa ra nhằm xác nhận giá trị tài sản dựa trên những phân tích của các thẩm định viên ở thời điểm hiện tại. Làm căn cứ để các đơn vị tổ chức tài chính, ngân hàng đưa ra quyết định cho vay, mua bán…

Chứng thư thẩm định giá là gì?
Chứng thư thẩm định giá bất động sản

Quy định về giá trị pháp lý của chứng thư thẩm định giá

Chứng thư thẩm định giá là gì
Quy định về chứng thư thẩm định giá

Theo điều 32 của Luật giá số 11/2012/QH13 quy định:

Kết quả được các thẩm định viên về giá đưa ra được sử dụng làm cơ sở để các cơ quan tổ chức, cá nhân và các bên liên quan xem xét về giá trị tài sản, từ đó quyết định việc cho vay, hoặc bán tài sản với giá trị phù hợp nhất.

Kết quả thẩm định giá phải được sử dụng đúng mục đích như được ghi trong hợp đồng thẩm định giá hoặc văn bản yêu cầu thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá sẽ có hiệu lực đúng với thời gian mà công ty thẩm định giá ghi trên các giấy tờ này.

Mẫu chứng thư thẩm định giá

Chứng thư thẩm định giá cần đảm bảo thể hiện các thông tin sau đây:

1.Thông tin của doanh nghiệp, cá nhân cầm thẩm định giá

2.Mục đích thẩm định giá

3.Thời điểm thẩm định giá

4. Cơ sở thẩm định giá (nêu rõ những căn cứ chủ yếu để thẩm định giá)

5. Thực trạng tài sản cần thẩm định giá ví dụ như đất, nhà, …

6. Phương pháp thẩm định giá

7. Kết quả thẩm định giá

8.Chữ ký của giám đốc công ty thẩm định giá và thẩm định viên về giá

Chứng thư thẩm định giá là gì
Chứng thư thẩm định giá mẫu

Khi nào cần chứng thư thẩm định giá

Khi các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tài sản để phục vụ cho mục đích vay vốn, mua bán, chứng minh tài chính để định cư hoặc du học ở nước ngoài. Ngoài ra, còn nhiều mục đích khác như thoái vốn, hạch toán kế toán, thanh lý tài sản…

Trên đây là một số thông tin về chứng thư thẩm định giá. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu về thẩm định giá hoặc thắc mắc về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thẩm định giá, hãy liên hệ với thẩm định giá An Việt để được giải đáp, cũng như nhận được những tư vấn tốt nhất từ chúng tôi.

Thẩm định giá nhà đất online

Thẩm định giá nhà đất online là xu hướng mới trong ngành thẩm định giá, dựa trên những dữ liệu và các yếu tố công nghệ nhằm hỗ trợ tốt nhất cho các thẩm định viên khi xác định giá trị tài sản. Hãy cùng Thẩm định giá An Việt tìm hiểu thêm về xu hướng này.

Thẩm định giá nhà đất online là gì?

Thẩm định giá nhà đất trực tuyến là việc sử dụng các yếu tố công nghệ tối ưu và tiên tiến hiện nay thu thập các dữ liệu từ các site bất động sản Online, áp dụng thuật toán tính toán thông minh, mục đích giúp các thẩm định viên đưa ra kết quả thẩm định giá chính xác và nhanh chóng hơn so với việc làm thủ công như trước đây.

Thẩm định giá nhà đất online
Thẩm định giá nhà đất online xu hướng mới

Thẩm định giá trực tuyến vẫn cần đảm bảo các nguyên tắc

  • Nguyên tắc sử dụng cao nhất và tốt nhất
  • Nguyên tắc cung-cầu
  • Nguyên tắc đánh giá các yếu tố tham gia quá trình tạo ra thu nhập thực từ Bất động sản
  • Nguyên tắc thay đổi
  • Nguyên tắc cân đối
  • Nguyên tắc phù hợp
  • Nguyên tắc cạnh tranh
  • Nguyên tắc đóng góp
  • Nguyên tắc tăng và giảm phần sinh lợi
  • Nguyên tắc tăng, giảm giá trị bất động sản do tác động bởi những bất động sản khác.
  • Nguyên tắc thay thế

Các phương pháp thẩm định giá nhà đất

Thẩm định giá nhà đất online
Phương pháp thẩm định giá

Việc xác định giá trị nhà đất dựa vào các phương pháp chủ yếu sau đây:

  • Phương pháp chi phí
  • Phương pháp dòng tiền chiết khấu
  • Phương pháp so sánh
  • Phương pháp thặng dư

Mục đích của việc thẩm định giá bất động sản

  • Mua bán, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, vay vốn ngân hàng.
  • Xác định giá trị tài sản phục vụ tranh tụng
  • Phục vụ thuê tài chính.
  • Tính thuế và hạch toán sổ sách kế toán, báo cáo tài chính.
  • Đầu tư và góp vốn doanh nghiệp, cổ phần hoá.
  • Xác định giá trị đầu tư.
  • Các mục đích khác

Dịch vụ thẩm định giá bất động sản

Thẩm định giá nhà đất online
Dịch vụ thẩm định giá

Để xác định giá trị bất động sản làm cơ sở cho mục đích vay vốn, hoặc chứng minh tài chính của các tổ chức, cá nhân cần phải được thực hiện bởi các công ty có chức năng thẩm định giá.

Các công ty thẩm định giá có chức năng thực hiện thẩm định giá tài sản, đưa ra báo cáo thẩm định giá và phát hành chứng thư thẩm định giá làm cơ sở để xác định giá trị tài sản phục vụ cho các mục đích của người sử dụng.

Để đảm bảo việc thực hiện tốt nhất chúng tôi khuyến cáo bạn nên lựa chọn các công ty dịch vụ thẩm định giá có uy tín trên thị trường. Nếu bạn đang băn khoăn vẫn chưa lựa chọn được đơn vị phù hợp, hãy đến với Thẩm định giá An Việt đơn vị có kinh nghiệm lâu năm trong ngành thẩm định giá. Là đối tác của các ngân hàng và tổ chức tài chính lớn như Agribank, Vietcombank, BIDV…An Viet Valuation luôn mang đến sự hài lòng cho quý khách hàng khi sử dụng dịch vụ của mình.

Phương pháp chi phí trong thẩm định giá

Để xác định được giá trị tài sản cần sử dụng nhiều phương pháp tính toán khác nhau nhằm đưa ra giá trị tốt nhất. Phương pháp chi phí được sử dụng khá nhiều trong thẩm định giá. Vậy phương pháp chi phí trong thẩm định giá là gì? Nguyên tắc và các bước tiến hảnh ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Phương pháp chi phí trong thẩm định giá là gì?

Định nghĩa phương pháp chi phí

phương pháp thẩm định giá dựa trên cơ sở chi phí tái tạo lại hoặc chi phí thay thế tài sản tương tự với tài sản thẩm định giá.

Phương pháp chi phí trong thẩm định giá
Xác định giá trị dựa vào phương pháp chi phí

Cơ sở của phương pháp chi phí

Với những người mua có kinh nghiệm và sự hiểu biết, khi có đủ thông tin có thể tính toán sẽ không bao giờ trả giá cao hơn mức chi phí để tạo ra hoặc sở hữu một tài sản có giá trị tương tự.

Các nguyên tắc ứng dụng của phương pháp này

  • Nguyên tắc thay thế: Giá trị của tài sản hiện có, có thể được đo bằng chi phí làm ra một tài sản tương tự như một vật thay thế.
  • Nguyên tắc đóng góp: Quá trình điều chỉnh để ước tính giá trị tài sản phải dựa trên sự tham gia đóng góp của các yếu tố hình thành nên giá trị của tài sản.

Các bước xác định giá trị dựa trên phương pháp chi phí

Phương pháp chi phí trong thẩm định giá
Phương pháp chi phí trong thẩm định giá bất động sản

Xác định giá trị Bất động sản

  • Ước tính giá trị của miếng đất với giả định là đất trống.
  • Ước tính chi phí hiện tại để xây dựng lại hoặc để thay thế công trình xây dựng hiện có trên đất.
  • Ước tính giá trị hao mòn tích lũy của công trình xây dựng trên đất.
  • Khấu trừ giá trị hao mòn tích lũy vào ci phí xây dựng công trình trên đất và cộng với giá trị đất trống.

Xác định giá trị Máy, thiết bị

  • Ước tính chi phí tái tạo hoặc chi phí thay thể để sản xuất và đưa máy, thiết bị vào sử dụng.
  • Ước tính giá trị hao mòn tích lũy phù hợp.
  • Khấu trừ giá trị hao mòn tích lũy vào chi phí thay thế máy, thiết bị.

Công thức tính dựa trên phương pháp chi phí

Phương pháp chi phí trong thẩm định giá
Nguyên tắc tính chi phí

Giá trị ước tính của bất động sản thẩm định = Giá trị ước tính của lô đất + Chi phí tái tạo hay chi phi thay thế công trình xây dựng trên đất – Giá trị hao mòn tích lũy của công trình xây dựng.

Giá trị ước tính của máy, thiết bị thẩm định = Chi phí tái tạo hay thay thế máy, thiết bị – Giá trị hao mòn tích lũy (do hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình).

Ứng dụng phương pháp chi phí trong thực tiễn

  • Thẩm định giá những tài sản có mục đích sử dụng đặc biệt; những tài sản chuyên dùng, những tài sản không đủ thông tin để áp dụng phương pháp so sánh thị trường.
  • Kiểm tra các phương pháp thẩm định giá khác.
  • Là phương pháp của người đấu thầu và kiểm tra đấu thầu.

Ưu, nhược điểm của phương pháp thẩm định giá dựa vào chi phí

Ưu điểm: áp dụng đối với những tài sản không có cơ sở để so sánh trên thị trường do sử dụng cho mục đích riêng biệt.

Nhược điểm:

  • Chi phí không phải lúc nào cũng bằng với giá trị; giá trị thị trường toàn bộ không hẳn là giá trị của từng bộ phận cộng lại.
  • Phải có dữ liệu từ thị trường.
  • Khấu hao mang tính chủ quan.
  • Thẩm định viên về giá phải có kinh nghiệm.

Chúng tôi vừa giới thiệu với các bạn phương pháp chi phí trong thẩm định giá tài sản. Nếu bạn đang có nhu cầu thẩm định giá, hãy đến với Thẩm định giá An Việt đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ về thẩm định giá tài sản uy tín, chính xác. Là đối tác của các ngân hàng và tổ chức tài chính lớn như Agribank, Vietcombank, BIDV…. Hãy đến với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất về thẩm định giá.

0964 094 886