Lợi thế thương mại có phải là tài sản bị hao mòn hay không?

Hội đồng tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế (IVSC) vừa đăng trên trang thông tin điện tử của IVSC bài viết “Liệu lợi thế thương mại (Goodwill, viết tắt GW) có phải là tài sản bị hao mòn hay không?” của ông Kenin Prall, Giám đốc chuyên môn – Ban tiêu chuẩn thẩm định giá doanh nghiệp IVSC. Ở bài báo này chúng tôi sẽ tóm tắt lại một số nội dung cơ bản của bài viết đó tới quý vị.

Lợi thế thương mại có phải là tài sản bị hao mòn không?

Trong nhiều trường hợp, việc xác định giá trị mua lại một doanh nghiệp dựa trên cơ sở giá trị là giá tài sản hoạt động liên tục. Dựa trên cơ sở giá trị này, các mô hình tài chính được sử dụng (để đàm phán giá, hình thành các quan điểm hợp lý, trình ban giám đốc thông qua và cuối cùng là để chốt giá phải trả trong giao dịch) luôn luôn phản ánh giả định tăng trưởng vĩnh viễn của dòng tiền tạo ra bởi doanh nghiệp đó. Trên thực tế, hầu hết các tài sản của doanh nghiệp đều được định giá bằng mô hình dòng tiền nên việc hạch toán khoản mua lại (acquisition accounting) cũng dựa chủ yếu vào mô hình dòng tiền đó.

Lợi thế thương mại có phải là tài sản bị hao mòn hay không?
Lợi thế thương mại trong thẩm định giá

Trong hoạt động mua lại doanh nghiệp, GW là phần chênh lệch giữa giá mua với tổng giá trị tài sản xác định được của doanh nghiệp được mua lại (bao gồm tài sản vô hình và hữu hình). Như vậy, mặc dù GW chỉ được coi là một phần của doanh nghiệp hợp nhất nhưng lại có mặt trong hầu hết các doanh nghiệp hoạt động liên tục.

Ngoại trừ tài sản vô hình với tuổi đời vô hạn, tài sản xác định được được coi là các tài sản có tuổi đời hữu hạn của doanh nghiệp. Vì vậy, khoản chênh lệch trả cho doanh nghiệp (ví dụ GW) phải được thể hiện cho phần hoạt động liên tục của doanh nghiệp được mua lại (ví dụ như tăng trưởng vĩnh viễn). Nếu doanh nghiệp giả định GW có tuổi đời hữu hạn và là tài sản bị hao mòn thì giá trị của nó sẽ không đồng nhất với giá của doanh nghiệp hoạt động liên tục.

Lợi thế thương mại có phải là tài sản bị hao mòn hay không?
Hội đồng tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế

Trái ngược với quan điểm trên, vẫn tồn tại quan điểm cho rằng GW là tài sản bị hao mòn nên sẽ khấu hao trong suốt tuổi đời hữu dụng – để đồng nhất với quan điểm của kế toán. Một số quan điểm khác lại cho rằng tuổi đời của GW có thể được coi là vô hạn, nhưng nó yêu cầu một sự đầu tư liên tục nhằm duy trì giá trị trong suốt thời gian đó. Nhưng kể cả với những sự đầu tư như thế, GW vẫn sẽ giảm giá trị theo thời gian, và việc trích khấu hao sẽ phản ánh giá trị suy giảm của GW tốt hơn.

Lợi thế thương mại gồm những gì?

GW có thể bao gồm: (1) Danh tiếng của doanh nghiệp; (2) Cơ sở hạ tầng của việc tạo ra giá trị của tài sản vô hình, như: công nghệ đổi mới; (3) lực lượng lao động chuyên nghiệp.

Thêm vào đó, ngoài GW có trước khi diễn ra hoạt động mua lại doanh nghiệp, hoạt động hợp nhất này thường tạo ra giá trị cộng hưởng/gia tăng và GW có liên quan, có thể bao gồm: Cộng hưởng doanh thu và chi phí; Việc giảm rủi ro và/hoặc việc tăng giá trị dòng tiền do sự kết hợp tài sản giữa hai doanh nghiệp (ví dụ: giá trị chung hay giá trị hội tụ).

Có thể bạn quan tâm: Hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế

Lợi thế thương mại có phải là tài sản bị hao mòn hay không?
Thẩm định giá tài sản vô hình của doanh nghiệp

Phân tích mô hình đàm phán (Deal model)

Sự cộng hưởng (Synergies)

Như đã phân tích ở trên, việc xác định giá trị mua lại một doanh nghiệp dựa trên cơ sở giá trị là giá trị tài sản hoạt động liên tục. Dựa trên cơ sở giá trị này, các mô hình tài chính được sử dụng (để đàm phán giá, hình thành các quan điểm hợp lý, trình ban giám đốc thông qua và cuối cùng là để chốt giá phải trả trong giao dịch) luôn luôn phản ánh giả định tăng trưởng vĩnh viễn của dòng tiền tạo ra bởi doanh nghiệp đó; mà trong đó, việc mở rộng biên tăng trưởng xuất phát từ mua lại và gia tăng doanh thu (ví dụ, sự cộng hưởng doanh thu) đã được tính toán trong giá trị cuối kỳ dự báo (terminal value). Do đó, giá trị cộng hưởng của GW cũng được hiểu là tồn tại vĩnh viễn mà không phải là tài sản bị hao mòn.

Chi phí bảo trì

Có quan điểm cho rằng, trong khi tuổi đời của GW có thể được coi là vô hạn, nó yêu cầu một sự đầu tư nhằm duy trì hoặc tăng giá trị của tài sản trong suốt thời gian đó; nhưng kể cả với sự đầu tư duy trì đó, GW vẫn sẽ giảm một phần giá trị theo thời gian và không tồn tại vô hạn. Trên thực tế, việc thiếu đầu tư là lý do căn bản cho sự suy giảm về giá trị của GW. Thêm vào đó, chi phí để duy trì GW thường được cân nhắc trong các mô hình tài chính được sử dụng để chốt giá mua lại. Do đó, giá trị GW cũng vẫn là khoản chênh lệch sau khi loại trừ của các chi phí đó. Trường hợp mà chi phí bảo trì đó không được đưa vào các mô hình tài chính mà được sử dụng để chốt giá mua lại, thì việc trích khấu hao của GW sẽ làm giảm tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR dưới một ngưỡng hợp lý, mà mức hợp lý đó sẽ ảnh hưởng đến quyết định của doanh nghiệp thâu tóm hay của các nhà đầu tư.

Tuổi đời hữu dụng của việc tính toán khấu hao

Nếu GW được coi là tài sản bị hao mòn, vậy thì ước tính tuổi đời hữu hạn cho GW như thế nào?

Thứ nhất, GW liên quan đến sự cộng hưởng được nhận ra trong giai đoạn dự báo riêng biệt và do đó có thể được khấu hao trong thời gian đó. Quan điểm này không phù hợp với các mô hình tài chính được sử dụng để chốt giá mua lại, bởi vì, sau giai đoạn dự báo riêng biệt, giá trị cộng hưởng sẽ được vốn hóa với chi phí cộng hưởng cao hơn, doanh thu cộng hưởng cao hơn. Vì vậy sự cộng hưởng được ngầm hiểu là tồn tại vĩnh viễn, và GW liên quan đến sự cộng hưởng cũng được coi là tồn tại vĩnh viễn.

Thứ hai, một quan điểm khác cho rằng có thể sử dụng tuổi thọ của tài sản tồn tại lâu nhất để làm cơ sở trích khấu hao của GW, tuy nhiên không có cơ sở phân tích cho phương pháp này. Hơn nữa, vì các mối quan hệ khách hàng thường đại diện cho tài sản vô hình có tuổi đời tồn tại lâu nhất của doanh nghiệp, khi đó GW có thể sẽ trích khấu hao theo tuổi đời của tài sản này; nhưng không có thành phần GW nào (gồm: giá trị vô hình trong tương lai, sức mạnh cộng hưởng, danh tiếng, giá trị hội tụ và lực lượng lao động) làm gia tăng thu nhập tăng thêm mà có liên quan chặt chẽ đến các mối quan hệ khách hàng.

Thứ ba, có một số tiền lệ vận dụng phương pháp luận là tuổi đời hữu dụng của tài sản vô hình được tính toán khi xác định các dòng tiền chiết khấu của doanh nghiệp, và khi đó GW được coi là tài sản bị hao mòn. Việc tách dòng tiền phân bổ cho GW có thể thực hiện được bởi mô hình hợp nhất kinh doanh hiện tại. Tuy nhiên, phương pháp luận này không nhận ra được mô hình lợi ích kinh tế của GW và không giải thích được một phần lớn dòng tiền dôi ra mà không được quy cho bất kỳ tài sản nào.

Như vậy, từ những sự phân tích được nêu ở trên, GW không được coi là tài sản bị hao mòn. Trên thực tế, GW chỉ suy giảm giá trị với một tỷ lệ nhỏ theo thời gian và nội dung này sẽ được trình bày tại bài viết tiếp theo trên trang thông tin điện tử của IVSC.

Xem thêm: Ban hành Bộ Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế mới

Theo MOF

0964 094 886