Thẩm định giá trị tài nguyên là xác định các giá trị của các khoáng sản, tài nguyên rừng, mỏ đá, mỏ quặng vàng, mỏ quặng chì, mỏ thiếc, tài nguyên năng lượng…
1. Tài nguyên là gì?
Tài nguyên là một danh từ dùng để chỉ tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con người. Một số loại tài nguyên được phân loại cụ thể:
- Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên xã hội.
- Tài nguyên tái tạo, tài nguyên không tái tạo.
- Tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên năng lượng, tài nguyên khí hậu cảnh quan, di sản văn hoá kiến trúc, tri thức khoa học và thông tin.
1.1 Tài nguyên khoáng sản
“Tài nguyên khoáng sản là tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn chất trong vỏ trái đất, mà ở điều kiện hiện tại con người có đủ khả năng lấy ra các nguyên tố có ích hoặc sử dụng trực tiếp chúng trong đời sống hàng ngày”.
Tài nguyên khoáng sản thường tập trung trong một khu vực gọi là mỏ khoáng sản. Tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của loài người và khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản có tác động mạnh mẽ đến môi trường sống. Một mặt, tài nguyên khoáng sản là nguồn vật chất để tạo nên các dạng vật chất có ích và của cải của con người. Bên cạnh đó, việc khai thác tài nguyên khoáng sản thường tạo ra các loại ô nhiễm như bụi, kim loại nặng, các hoá chất độc và hơi khí độc (SO2, CO, CH4 v.v…).
- Tài nguyên khoáng sản được phân loại theo nhiều cách:
- Theo dạng tồn tại: Rắn, khí (khí đốt, Acgon, He), lỏng (Hg, dầu, nước khoáng).
- Theo nguồn gốc: Nội sinh (sinh ra trong lòng trái đất), ngoại sinh (sinh ra trên bề mặt trái đất).
- Theo thành phần hoá học: Khoáng sản kim loại (kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý hiếm), khoáng sản phi kim (vật liệu khoáng, đá quý, vật liệu xây dựng), khoáng sản cháy (than, dầu, khí đốt, đá cháy).
1.2 Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng là một phần của tài nguyên thiên nhiên, thuộc loại tài nguyên tái tạo được. Nhưng nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên rừng có thể bị suy thoái không thể tái tạo lại. Tài nguyên rừng có vai trò rất quan trọng đối với khí quyển, đất đai, mùa màng, cung cấp các nguồn gen động thực vật quý hiếm cùng nhiều lợi ích khác. Rừng giúp điều hòa nhiệt độ, nguồn nước và không khí. Con người có thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên này để khai thác, sử dụng hoặc chế biến ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống. Ở những vùng khí hậu khác nhau thì tài nguyên rừng cũng khác nhau.
1.3 Tài nguyên năng lượng
“Năng lượng là một dạng tài nguyên vật chất xuất phát từ hai nguồn chủ yếu: Năng lượng mặt trời và năng lượng lòng đất”.
Năng lượng mặt trời tạo tồn tại ở các dạng chính: bức xạ mặt trời, năng lượng sinh học (sinh khối động thực vật), năng lượng chuyển động của khí quyển và thuỷ quyển (gió, sóng, các dòng hải lưu, thuỷ triều, dòng chảy sông…), năng lượng hoá thạch (than, dầu, khí đốt, đá dầu). Năng lượng lòng đất gồm nhiệt lòng đất biểu hiện ở các các nguồn địa nhiệt, núi lửa và năng lượng phóng xạ tập trung ở các nguyên tố như U, Th, Po,…
2. Mục đích của việc thẩm định giá trị tài nguyên
- Mua bán, chuyển nhượng
- Cổ phần hóa, thu hút đầu tư
- Góp vốn
- Thế chấp
- Mục đích của nhà nước
- Lập chính sách
- Hỗ trợ tìm kiếm giải pháp
3. Phương pháp định giá tài nguyên.
- Phương pháp so sánh / so sánh trực tiếp
- Phương pháp chi phí giảm giá
- Phương pháp đầu tư (phương pháp đầu tư truyền thống/kỹ thuật luồng tiền chiết khấu)
- Phương pháp thặng dư (hay phương pháp phân tích kinh doanh / phát triển giả định)
- Phương pháp lợi nhuận và các phương pháp khác…
Công ty cổ phần Tư vấn và thẩm định giá An Việt với đội ngũ chuyên gia am hiểu về thị trường tài nguyên khoáng sản có khả năng phân tích, đánh giá các động thái của thị trường, kết hợp với các chuyên gia về đầu tư xây dựng, chuyên gia khai thác Mỏ, rừng, và có thể đưa ra những chỉ về giá trị tài sản thẩm định giá, mà cả động thái thị trường, tài nguyên khoáng sản toàn khu vực nói chung tại các thời kỳ trước, trong và sau thời điểm thẩm định giá, cũng như xu hướng biến động của tài sản thẩm định giá trong tương lai giúp cho nhà đầu tư có thêm nhãn quan thông tin về dự án tương lai của mình.