Mẫu hồ sơ thẩm định giá

Hồ sơ thẩm định giá là một phần không thể thiếu trong quá trình thực hiện thẩm định giá. Các thẩm định viên có trách nhiệm lập hồ sơ về thẩm định giá để chứng mình các cách thức thực hiện thẩm định giá phù hợp với Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam và các quy định của pháp luật về giá có liên quan. Dưới đây là các thông tin cơ bản về mẫu hồ sơ thẩm định giá cần có, các bạn có thể tham khảo thêm khi cần.

Mẫu hồ sơ thẩm định giá

Hồ sơ thẩm định gồm những gì

Một bộ hồ sơ thẩm định giá cần đảm bảo các yêu cầu dưới đây:

  • Hồ sơ cần có những thông tin, tài liệu cần thiết, phục vụ cho quá trình thẩm định giá tài sản với mục đích đưa ra được kết quả thẩm định giá cuối cùng.
  • Tài liệu trong hồ sơ thẩm định giá phải được phân loại, sắp xếp theo thứ tự và được thể hiện trên giấy, phim ảnh hay những vật mang tin khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
  • Thành phần của từng hồ sơ thẩm định giá có thể khác biệt căn cứ vào mục đích thẩm định giá và loại tài sản cần thẩm định giá.

Mẫu hồ sơ thẩm định giá

Lập lưu trữ hồ sơ thẩm định giá

Có hai hình thức lưu trữ hồ sơ thẩm định giá sau khi phát hành chứng thư thẩm định giá:

Lưu trữ hồ sơ bằng giấy

Hồ sơ thẩm định giá đưa vào lưu trữ bằng giấy cần có:

  • Tên và số hiệu hồ sơ, ngày tháng lập và ngày tháng lưu trữ.
  • Những thông tin cơ bản và địa chỉ liên hệ của khách hàng thẩm định giá.
  • Những thông tin cơ bản của thẩm định viên và toàn bộ các cán bộ khác của doanh nghiệp thẩm định giá được giao tham gia cuộc thẩm định giá tài sản.
  • Bản gốc hoặc sao y bản chính hợp đồng thẩm định giá và biên bản thanh lý hợp đồng thẩm định giá (nếu có), hoặc bản gốc văn bản đề nghị/yêu cầu thẩm định giá.
  • Thông tin, tài liệu về đặc điểm pháp lý và kinh tế – kỹ thuật của tài sản thẩm định giá, hoặc doanh nghiệp cần thẩm định giá/xác định giá trị doanh nghiệp và các tài sản so sánh (nếu có).
  • Báo cáo của chuyên gia được mời cung cấp ý kiến chuyên môn (nếu có).
  • Trường hợp trưng cầu ý kiến tư vấn của các chuyên gia về công suất thiết kế, tính năng tác dụng của máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ thì báo cáo kết quả thẩm định phải nêu rõ mục đích, thời gian tiến hành và kết luận của chuyên gia tư vấn.
  • Biên bản khảo sát kèm nhận định và chữ ký xác nhận của thẩm định viên khảo sát thực tế. Trong biên bản khảo sát cần nêu rõ mục đích, thời gian, tên những người tham gia khảo sát thực tế, kết quả thu được từ khảo sát thực tế, chênh lệch (nếu có) giữa kết quả khảo sát thực địa với hồ sơ pháp lý và lý do có sự chênh lệch đó.
  • Toàn bộ tài liệu, thông tin thu thập được bao gồm cả ảnh chụp thực tế, và các tài liệu, thông tin cần thiết khác để hình thành kết quả thẩm định giá.
  • Những tài liệu phân tích, đánh giá của thẩm định viên về những vấn đề thẩm định giá liên quan.
  • Bản gốc Báo cáo kết quả thẩm định giá và các phụ lục kèm theo.
  • Bản gốc Chứng thư thẩm định giá và các phụ lục kèm theo.

Lưu trữ điện tử

Mẫu hồ sơ thẩm định giá

Hồ sơ thẩm định giá đưa vào lưu trữ điện tử cần có:

  • Tên và số hiệu hồ sơ, ngày tháng lập và ngày tháng lưu trữ
  • Những thông tin cơ bản của thẩm định viên chịu trách nhiệm chính và các cán bộ khác tham gia thực hiện thẩm định giá.
  • Nội dung cơ bản tại báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá, các phụ lục và bảng tính kèm theo (nếu có).
  • Nguồn của từng thông tin thu thập liên quan.

Dịch vụ thẩm định giá tại Hà Nội

Bạn đang cần thẩm định giá tài sản tại Hà Nội nhưng lại chưa tìm được đơn vị thẩm định giá uy tín. Thẩm định giá An Việt là một trong những đơn vị được Bộ tài chính và Sở kế hoạch và đầu tư cấp phép hoạt động trong lĩnh vực thẩm định giá, được phép thực hiện các dịch vụ thẩm định giá. Chúng tôi có đội ngũ thẩm định viên là các chuyên gia đầu ngành về thẩm định giá. Là đối tác của các đơn vị hàng đầu Vietcombank, Vietinbank, BIDV…Liên hệ HOTLINE để được giải đáp các thắc mắc về thẩm định giá.

0964 094 886