Author Archives: Quản Trị Viên

Các hồ sơ cần thiết phục vụ cho việc thẩm định giá doanh nghiệp

Các hồ sơ cần thiết phục vụ cho việc thẩm định giá doanh nghiệp

Thẩm định giá doanh nghiệp được thực hiện nhằm đánh giá lại giá trị của doanh nghiệp giúp chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư có những cái nhìn rõ ràng hơn về doanh nghiệp, làm cơ sở để doanh nghiệp thực hiện sát nhập, hợp nhất hay kêu gọi vốn, vay vốn để mở rộng…Vậy hồ sơ thẩm định giá doanh nghiệp cần có những gì? Hãy cùng Thẩm định giá An Việt tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Hồ sơ cần cung cấp phục vụ cho mục đích thẩm định giá doanh nghiệp

1. Pháp lý doanh nghiệp, tổ chức

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (lần đầu, các lần thay đổi, giấy phép kinh doanh chuyên ngành nếu có)

Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty

Quy chế tài chính của công ty.

Giấy chứng nhận cấp mã số thuế

Biên bản góp vốn

Các quyết định đổi tên khác, bổ sung chức năng….

2. Pháp lý tài sản thẩm định giá:

Hồ sơ pháp lý của tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Danh sách liệt kê chi tiết tài sản cố định, công cụ dụng cụ, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, nguyên vật liệu, hàng tồn kho của công ty (Hóa đơn chứng từ kèm theo).

cac-ho-so-can-thiet-phuc-vu-cho-viec-tham-dinh-gia-doanh-nghiep

Quyền sử dụng đất:

  • Giấy chứng nhận QSDĐ
  • Hợp đồng chuyển nhượng có công chứng
  • Quyết định giao đất
  • Bản đồ hiện trạng
  • Tờ khai lệ phí trước bạ
  • Hợp đồng thuê đất,…
  • Công trình xây dựng:
  • Giấy phép xây dựng

Biên bản kiểm tra công trình hoàn thành

  • Hồ sơ quyết toán
  • Bản vẽ hoàn công
  • Hồ sơ dự toán
  • Bản vẽ thiết kế (nếu có)
  • Bản vẽ hiện trạng (nếu có)
  • Các hợp đồng thi công(nếu có)
  • Các biên bản nghiệm thu từng phần (nếu có)
  • Dây chuyền máy móc, thiết bị:
  • Hợp đồng kinh tế mua bán
  • Biên bản thanh lý hợp đồng
  • Biên bản bàn giao, nghiệm thu
  • Bản vẽ kỹ thuật
  • Các hoá đơn mua bán kê khai chi tiết
  • Catalogue….

Phương tiện vận chuyển: Đối với xe

  • Giấy chứng nhận đăng ký xe
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm xe cơ giới
  • Sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ

Phương tiện vận chuyển: Đối với tàu

  • Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa
  • Biên bản kiểm tra kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa
  • Sổ kiểm tra kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa
  • Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa
  • Giấy chứng nhận cấp tàu
  • Giấy chứng nhận mạn khô quốc tế
  • Giấy chứng nhận ngăn ngừa ô nhiễm do dầu gây ra
  • Giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển

Tài sản nhập khẩu:

  • Hợp đồng thương mại
  • INVOICE
  • PACKINGLIST
  • Tờ khai hải quan
  • Giấy chứng nhận xuất xứ
  • Giấy giám định chất lượng
  • Hoá đơn mua bán kê khai chi tiết…

3. Đối với số liệu tài chính:

cac-ho-so-can-thiet-phuc-vu-cho-viec-tham-dinh-gia-doanh-nghiep

Báo cáo tài chính của Công ty đã được kiểm toán:

Bảng cân đối kế toán 05 năm liền kề trước khi xác định giá trị doanh nghiệp và tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

Bảng kết quả hoạt động kinh doanh 05 năm liền kề trước khi xác định giá trị doanh nghiệp và tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

Bảng lưu chuyển tiền tệ 05 năm liền kề trước khi xác định giá trị doanh nghiệp và tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

Bảng cân đối tài khoản 05 năm liền kề trước khi xác định giá trị doanh nghiệp và tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

4. Các tài liệu liên quan:

Phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tối thiểu 3 năm. Chi tiết về kế họach sản xuất như sản lượng của từng mặt hàng, chi tiết tất cả các chi phí liên quan để tính ra giá thành từng sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất (nếu có)

Chi tiết các kế hoạch đầu tư như: xây dựng nhà máy sản xuất mới (cung cấp toàn bộ dự án xây dựng, đầu tư thêm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, tiến độ thực hiện dự án…), dự án mở rộng thị trường (nêu cụ thể thị trường dự tính mở rộng, kế hoạch mở rộng cụ thể như thế nào, tiến độ thực hiện ra sao…)

5. Nghị quyết đại hội cổ đông gần nhất, biên bản họp đại hội cổ đông gần nhất

6. Cơ cấu vốn điều lệ của Công ty và danh sách cổ đông lớn tính đến thời điểm hiện tại.

7. Các kế hoạch đầu tư, giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản vô hình của doanh nghiệp (nếu có)

cac-ho-so-can-thiet-phuc-vu-cho-viec-tham-dinh-gia-doanh-nghiep

Chi phí marketing, chi phí quảng cáo tiếp thị, chi phí xây dựng và quảng bá thương hiệu trong thời gian qua (theo từng năm).

Các thông tin về doanh nghiệp như: nhãn hiệu, chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing (gồm chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối và chiến lược khuyến mãi) trong thời tới…

Các bằng khen, giấy khen, danh hiệu… liên quan đến sản phẩm đã đạt được trong thời gian qua.

Giấy chứng nhận nhãn hiệu của từng loại sản phẩm (Vd: Chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao…..).

8. Các bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ các tài khoản và các tài liệu chứng từ đối chiếu số dư các tài khoản tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, cụ thể:

Tiền mặt: Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt.

Tiền gửi ngân hàng: Bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ và thư xác nhận số dư của ngân hàng (hoặc sổ phụ).

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ và tài liệu đối chiếu số dư.

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: Bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ và tài liệu đối chiếu số dư.

Các khoản phải thu: Bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ và tài liệu đối chiếu số dư.

Các khoản phải trả: Bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ và tài liệu đối chiếu số dư.

Hàng tồn kho: Biên bản kiểm kê hàng tồn kho. Trong đó phân loại rõ những tài không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý.

Các khoản vay ngắn hạn và dài hạn: Bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ và thư xác nhận số dư của ngân hàng.

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: Bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ.

Các khoản ký quỹ ký cược dài hạn: Bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ và tài liệu đối chiếu.

Tài sản cố định: Biên bản kiểm kê TSCĐ, trong đó phân loại rõ những tài sản thuê mượn, nhận vốn góp liên doanh liên kết, tài sản không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý và tài sản đang dùng.

Danh mục tài sản cố định và công cụ dụng cụ tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

Đối với các khoản công nợ không có khả năng thu hồi (nếu có): Bảng kê chi tiết những khoản công nợ không có khả năng thu hồi có giải thích rõ nguyên nhân vì sao không có khả năng thu hồi và các tài liệu chứng minh.

Đối với những khoản công nợ không có khả năng chi trả (nếu có): Bảng kê chi tiết những khoản công nợ không có khả năng chi trả có nêu rõ nguyên nhân và các tài liệu chứng minh

Dịch vụ thẩm định giá doanh nghiệp ở Hà Nội

Thẩm định giá trị doanh nghiệp đòi hỏi các Công ty thẩm định giá cần phải xem xét tới nhiều yếu tố, để có thể định giá chính xác nhất giá trị doanh nghiệp hiện có. Do đó, khi có nhu cầu thẩm định giá các bạn cần lựa chọn các đơn vị thẩm định giá uy tín.

Thẩm định giá An Việt công ty được cấp phép bởi Bộ tài chính có chức năng thẩm định giá, cung cấp các dịch vụ thẩm định giá:

  • Thẩm định giá bất động sản
  • Thẩm định giá trị doanh nghiệp
  • Thẩm định giá tài sản vô hình
  • Thẩm định giá đầu tư
  • Thẩm định giá động sản

An Viet Valuation tự hào luôn mang đến sự an tâm cho các khách hàng, đối tác. Là đối tác chính của các ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, Agribank….Hãy đến với chúng tôi ngay hôm nay để nhận được những tư vấn tốt nhất về thẩm định tài sản.

Những kỹ năng cơ bản một thẩm định viên cần có

Những kỹ năng cơ bản một thẩm định viên cần có

Thẩm định giá là một nghề thuộc lĩnh vực kinh tế, để có thể hành nghề trong lĩnh vực này các bạn cần phải có chứng chỉ thẩm định giá do Cục quản lý giá – Bộ tài chính cấp phép. Ngoài ra, các thẩm định viên cần phải có các kỹ năng khác. Vậy các kỹ năng mà một thẩm định viên cần có là gì? Hãy cùng thẩm định giá An Việt tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Một số kỹ năng mà người làm thẩm định giá cần có

Kỹ năng phân tích, đánh giá

Bạn phải có một cái đầu sắc xảo, đôi mắt tinh nhạy có thể nhìn thấy nhiều chi tiết nhỏ của vấn đề, sự suy nghĩ, lập luận logic… thì mới có thể phân tích các nguồn lực, thế mạnh hay hạn chế của các loại tài sản, các dự án xây dựng hay kinh doanh, những nhà xưởng với nhiều máy móc thiết bị… hay dự đoán được xu hướng biến động giá trị của tài sản…

nhung-ky-nang-co-ban-mot-tham-dinh-vien-can-co

Khả năng quản lý, giám sát, lập kế hoạch

Bạn sẽ phải quản lý danh mục các dự án đầu tư, danh mục các loại tài sản, cơ sở hạ tầng, giá cả thị trường… của một doanh nghiệp nào đó mà bạn đang tiến hành thẩm định giá. Sự giám sát và lập kế hoạch nghiên cứu, thẩm định đánh giá các hoạt động bên trên cũng được thực hiện thường xuyên.

Kỹ năng giao tiếp

Khả năng giao tiếng trôi chảy, tế nhị, khả năng đàm phán, thương lượng với các đối tác; khả năng thuyết trình trong các cuộc hội họp, hội thảo sẽ giúp bạn không chỉ hoàn thành tốt hơn công việc của mình mà còn là đôi cánh giúp bạn bay xa hơn trên con đường thăng tiến. Tuy nhiên, để có thể nói hay, nói dễ hiểu, nói thân thiện… thì ngay bây giờ bạn phải luyện tập cái miệng của mình nhiều hơn.

nhung-ky-nang-co-ban-mot-tham-dinh-vien-can-co

Kỹ năng làm việc độc lập và theo nhóm tốt

Ngày nay, các nhà tuyển dụng rất đề cao hai kỹ năng này. Một nhóm làm việc có sự hợp tác chặt chẽ, phối hợp ăn ý, mọi người trong nhóm đưa ra những ý tưởng và người khác thì phản biện để xây dựng lên một kế hoạch, giải pháp hoàn thiện… luôn là một sức mạnh của sự công đồng. Bên cạnh đó, mỗi thành viên trong nhóm cũng đều có thể làm việc độc lập trong những hoàn cảnh thiếu nhân lực, tình huống bất ngờ hay đi công tác xa.

Trung thực, cẩn thận

Trong công việc thẩm định giá, chỉ cần bạn sai 1 li là có thể đi 1 dặm rồi. 100.000 đồng chỉ khác 1.000.000 đồng một số “0” nhưng giá trị của chúng lại khác nhau rất nhiều. Sự sai xót khi ghi thêm hay bớt một con số này có thể là do bạn bất cẩn hay là cố tình làm để mưu cần lợi ích riêng đều đem đến những hậu quả nghiêm trọng. Vậy nên, nếu bạn không có được hai đức tính này thì khó có thể làm được công việc đòi hỏi sự chính xác cao này.

nhung-ky-nang-co-ban-mot-tham-dinh-vien-can-co

Ngoài ra, bạn còn cần phải có những điều kiện, kỹ năng sau:

  • Sử dụng thành thạo Word, Excel
  • Có sức khỏe tốt.
  • Có lý lịch rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt, có ngoại hình phù hợp với vị trí công việc.
  • Có kiến thức về Ngân hàng, Tài chính, Bất động sản, Luật Kinh tế, các quy phạm pháp luật khác có liên quan…

Dịch vụ thẩm định giá tại Hà Nội

Công ty thẩm định giá An Việt đơn vị được cấp phép bởi Bộ tài chính có chức năng thẩm định giá tài sản. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ thẩm định giá gồm:

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, An Viet Valuation tự hào là đối tác của các ngân hàng lớn như Agribank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV…Hãy đến với Thẩm định giá An Việt để nhận được những tư vấn tốt nhất về định giá tài sản.

Các bước thực hiện thẩm định giá máy móc thiết bị

Các bước thực hiện thẩm định giá máy móc thiết bị

Thẩm định giá máy móc thiết bị là một phần không thể thiếu nhằm xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp. Vậy thẩm định giá máy móc thiết bị được thực hiện cụ thể như nào? Hãy cùng Thẩm định giá An Việt tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây.

Quy trình thẩm định giá máy móc thiết bị

1. Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hay phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá

cac-buoc-thuc-hien-tham-dinh-gia-may-moc-thiet-bi

– Xác định mục đích thẩm định giá của khách hàng

– Xem xét đánh giá sơ bộ tài sản thẩm định giá về pháp lý, vị trí, đặc điểm, tính năng, thông số kỹ thuật của máy móc thiết bị và các vấn đề có liên quan đến tài sản

– Đưa ra các dự kiến về phương pháp, nguồn thu thập thông tin… để lập phương án thẩm định giá

2. Lập kế hoạch thẩm định giá máy móc thiết bị:

– Nhân lực thực hiện, phân công người phụ trách, nhiệm vụ cụ thể của từng nhóm, tổ chức phối hợp giữa các nhóm…

– Thời gian biểu;

– Các phương tiện, công cụ dụng cụ cần phải có để thực hiện việc khảo sát hiện trường…

– Phối hợp với khách hàng, người hướng dẫn khảo sát hiện trạng;

– Các vấn đề khác liên quan…

cac-buoc-thuc-hien-tham-dinh-gia-may-moc-thiet-bi

3. Khảo sát hiện tr­ường, thu thập thông tin;

– Khảo sát hiện trường để có được đầy đủ các thông tin về máy móc thiết bị, như: năm chế tạo, xuất xứ, các thông số kỹ thuật chủ yếu, vật liệu chế tạo ra máy móc thiết bị, nguồn cung cấp máy móc thiết bị, tình trạng kỹ thuật hiện tại,…

– Thu thập thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng khai thác của máy móc thiết bị cần thẩm định.

– Nghiên cứu thị trường trong nước, thị trường khu vực để tìm kiếm thông tin phù hợp với phương pháp ứng dụng để thẩm định giá tài sản theo yêu cầu của khách hàng

– Tình hình các tài sản tương đồng trên thị trường.

– Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trong và ngoài nước.

4. Phân tích thông tin;

– Phân tích đánh giá các thông tin đã thu thập được.

– Đối chiếu kết quả khảo sát hiện trường với tài liệu khách hàng cung cấp.

– Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của máy móc thiết bị, tình hình thị trường,…

cac-buoc-thuc-hien-tham-dinh-gia-may-moc-thiet-bi

5. Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá máy móc thiết bị;

– Chọn phương pháp thẩm định giá phù hợp với mục đích và tài sản thẩm định giá.

– Thực hiện các nội dung của phương pháp thẩm định giá được chọn.

6. Lập báo cáo và chứng thư­ kết quả thẩm định giá.

– Căn cứ vào kết quả thu được từ các bước trên

– Căn cứ theo mẫu quy định

Dịch vụ thẩm định giá động sản (máy móc, thiết bị…)

Thẩm định giá An Việt công ty được cấp phép bởi Bộ tài chính có chức năng nhiệm vụ thẩm định giá tài sản, bất động sản, động sản, máy móc thiết bị…ra chứng thư thẩm định giá làm căn cứ xác định giá trị phục vụ cho mục đích đầu tư, cho vay…Với đội ngũ chuyên gia, thẩm định viên chất lượng, giàu kinh nghiệm, An Viet Valuation luôn mang đến sự an tâm cho khách hàng. Chúng tôi tự hào là đối tác chiến lược của các ngân hàng lớn như Vietcombank, Vietinbank, Agribank….Hãy đến với Thẩm định giá An Việt để nhận được những tư vấn tốt nhất về thẩm định giá.

Thẩm định giá xe ô tô cũ: Tưởng dễ mà không dễ

Thẩm định giá xe ô tô cũ: Tưởng dễ mà không dễ

Thẩm định giá xe ô tô cũ không hề đơn giản với bất kì một thẩm định viên nào, kể cả với những người có kinh nghiệm. Vậy thẩm định giá ô tô cũ cần lưu ý những đặc điểm gì để đảm bảo chính xác? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây.

Kinh nghiệm xác định các vấn đề xe cũ nhằm định giá chính xác giá trị của xe

Đối với người mua ô tô cũ, vấn đề quan tâm nhất là xem chiếc xe có bị lỗi động cơ, đã từng bị đâm đụng ngập nước hay chưa và làm sao xác định đúng giá trị thực sự của chiếc xe. Chia sẻ kinh nghiệm chọn mua xe cũ, anh Nguyễn Anh Tú, một người làm nghề buôn bán ô tô trên đường Nguyễn Văn Cừ (Long Biên, Hà Nội) cho biết, khi đi xem xe cũ điều đầu tiên là nên quan sát tình trạng ngoại thất, nội thất của xe còn mới hay không?

tham-dinh-gia-xe-o-to-cu-tuong-de-ma-khong-de

Dù là một chiếc xe cũ thì tâm lý chung của hầu hết người bán là tìm cách làm cho chiếc xe của mình trông bóng bẩy, sạch sẽ, để hấp dẫn người mua. Chính vì vậy, những người mua xe cũng cần phải biết làm gì để không bị nước sơn bề ngoài hào nhoáng đánh lừa.

Toàn bộ vỏ xe có thể được tân trang bắt mắt, nhưng có những vị trí mà cả những người thợ lành nghề trong lĩnh vực này cũng không để ý hoặc không thể khắc phục. Đó là mặt bên trong của móc tay nắm cửa cạnh ghế lái. Một chiếc xe sử dụng nhiều thì chi tiết này sẽ mòn nhiều, thậm chí là mòn nhiều nhất trong số tất cả các chi tiết ngoại thất.

Tiếp đó, hãy quan sát chốt cửa trên trụ B và ngoàm trên cánh cửa cạnh ghế lái. Mức độ mòn của các bộ phận này là bằng chứng sống động về thực trạng sử dụng của xe mà không một biện pháp nào có thể che giấu.

Những vị trí nhạy cảm trên thân vỏ sẽ không chỉ cho biết chiếc xe đó được sử dụng như thế nào, mà còn lưu dấu ấn trong các vụ va chạm. Những khe ráp nối các tấm vỏ, các mép gấp ở khung cửa ra vào hay cửa kính hoặc sườn, hay dè chắn bùn là những chỗ hay đọng nước và bùn bẩn và sẽ bị hoen gỉ trước tiên.

tham-dinh-gia-xe-o-to-cu-tuong-de-ma-khong-de

Để kiểm tra động cơ, người mua có thể quan sát kỹ ốc mặt máy, bu-lông, ốc cổ xả xem có dấu hiệu đã bị tháo và siết hay chưa. Nếu có chứng tỏ động cơ đã qua sửa chữa và cần hỏi rõ đã sửa chữa những gì để biết thêm thông tin. Tuy nhiên theo anh Tú, đây chỉ là các thao tác cơ bản và đơn giản. Nếu cẩn thận, khách mua xe cũ nên thuê thợ đi theo khi xem, kiểm tra tình trạng xe một cách cẩn thận. “Hiện nay, nhiều chủ xe cũng chọn cách mang xe cũ vào hãng hay các garage để kiểm tra tổng quát với chi phí chưa đến 1 triệu đồng đối với các thương hiệu xe bình dân. Việc này nên như là bước cuối cùng trước khi quyết định mua xe cũ. Nếu là các showroom bán xe cũ uy tín họ sẽ sẵn sàng cùng người mua mang xe đi kiểm tra”, anh Tú chia sẻ.

Đối với các thương hiệu cao cấp hơn như Mercedes-Benz hay BMW, số tiền làm dịch vụ kiểm tra cũng chỉ hơn 1 triệu đồng. Anh Đỗ Đình Lợi, Giám đốc kỹ thuật Mercedes-Benz Ngôi sao Việt Nam cho biết: “Hiện chúng tôi có dịch vụ kiểm tra xe theo yêu cầu của khách hàng mua xe cũ. Với khoảng hơn 10 công đoạn, các kỹ thuật viên của hãng sẽ đánh giá phần điện, máy và khung của chiếc xe. Những kết quả chính xác về hiện trạng của xe sẽ giúp khách hàng có thể đưa ra quyết định có mua chiếc xe cũ này hay không? Chi phí để kiểm tra tổng thể các hạng mục này là khoảng 1,2 triệu đồng”.

Tiếp đến là kiểm tra đăng ký, đăng kiểm của xe có hợp pháp và từ đó nhận biết năm sản xuất của xe. Cũng từ giấy đăng kiểm, người mua có thể biết chiếc xe đó có những trang bị, tính năng gì để từ đó kiểm tra và chắc chắn rằng các tính năng đó vẫn hoạt động tốt, đúng với đời xe.

tham-dinh-gia-xe-o-to-cu-tuong-de-ma-khong-de

Nhiều người có kinh nghiệm mua xe cũ thường có thói quen sang tên đổi chủ xe luôn để tránh các vấn đề liên quan đến giấy tờ pháp lý. Nếu giấy tờ sạch, những chiếc xe đã qua sử dụng có thể hoàn thành các thủ tục sang tên rất nhanh. Nhưng nếu giấy tờ có vấn đề như cầm cố ngân hàng, tranh chấp sẽ không thể sang tên đổi chủ được.

Ngoài kiểm tra xe, việc định giá trước khi mua xe cũ cũng là vấn đề quan trọng với người đi mua xe cũ. Để xác định giá trị của một chiếc xe cũ, anh Tạ Ngọc Đức, chủ một salon ô tô cũ trên phố Dương Đình Nghệ (Hà Nội) cho biết, giá xe cũ sẽ tùy thuộc vào chất lượng xe và giá cả thị trường của xe mới cùng loại. Cách tính giá xe cũ đối với những dòng xe bình dân, giá trị thấp như Kia Morning hay Hyundai Grand i10 thì cứ sau mỗi năm sử dụng sẽ trừ khoảng 20 – 25 triệu đồng so với giá bán xe mới. Đối với Toyota Vios sẽ cao hơn, khoảng 30 triệu đồng và đắt tiền như Toyota Corolla Altis hay Camry sẽ khoảng 50 triệu sau mỗi năm sử dụng.

Với các dòng xe cao cấp đắt tiền hơn như Lexus hay Mercedes-Benz sẽ mất giá nhanh hơn. Nhưng đến một ngưỡng nào đó sẽ chững lại và mất giá ít đi. Tuy nhiên theo anh Đức, cách tính giá này hiện nay chỉ mang tính chất tham khảo, tương đối bởi giá xe mới không ổn định như trước đây trong khi giá xe cũ sẽ biến động theo giá thị trường xe mới.

Dịch vụ thẩm định giá ô tô cũ

Với mục đích sử dụng ô tô cũ để vay vốn thì trước đó ô tô cần phải được thẩm định giá trị. Thường thì các ngân hàng sẽ chỉ định đơn vị thẩm định giá hoặc có thể sử dụng các đơn vị có chức năng thẩm định giá độc lập để đánh giá. Muốn thẩm định giá ô tô cũ tại Hà Nội thì lựa chọn công ty nào?

Thẩm định giá An Việt công ty được Bộ tài chính cấp phép thực hiện các chức năng thẩm định giá tài sản, thẩm định giá bất động sản, động sản, dự án….Được phép ra chứng thư thẩm định giá để làm căn cứ xác định giá trị tài sản phục vụ cho mục đích mua bán hoặc cho vay. Hãy đến với An Việt Valuation để được tư vấn rõ hơn về thẩm định giá tài sản của bạn.

Những lưu ý khi thẩm định giá ô tô cũ cho mục đích mua bán hoặc vay vốn

Những lưu ý khi thẩm định giá ô tô cũ cho mục đích mua bán hoặc vay vốn

Việc thẩm định giá ô tô cũ cho mục đích mua bán hoặc vay vốn yêu cầu các thẩm định viên cần xem xét đến nhiều yếu tố, để có thể đưa ra được mức định giá chính xác cho chiếc xe, giảm thiểu việc mua bán bị hớ. Vậy làm thế nào để thẩm định giá ô tô cũ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Kinh nghiệm thẩm định giá ô tô cũ các bạn nên biết

1. Tham khảo trên các nền tảng mua bán xe online

Hiện tại các nền tảng thương mại điện tử đang rất phát triển, do đó bạn có thể tìm kiếm giá bán dành cho mẫu xe tương tự mà bạn đang dự đính mua hoặc bán. Các website hiện tại có cách sắp xếp rất cụ thể và chi tiết, từ đời xe, phiên bản số sàn hay số tự động, thậm chí có thể lọc cả màu xe giống với chiếc xe định mua bán.

nhung-luu-y-khi-tham-dinh-gia-o-to-cu-cho-muc-dich-mua-ban-hoac-vay-von

Sau khi đã lọc ra được các mẫu xe tương tư, bạn tiến hành lọc ra mức giá từ cao đến thấp để tìm ra mức giá trung bình. Tiếp theo bạn tìm mẫu xe có số km tương đương hoặc chênh lệch trên dưới 5000 km so với chiếc xe của ban, từ đó bạn sẽ có giá gần chính xác và hợp lý cho cả bên mua và bên bán.

2. Nhờ các cửa hàng bán xe cũ hoặc đại lý định giá

Bạn cũng có thể đưa mẫu xe đến các cửa hàng mua bán hoặc ký gửi để tham khảo giá bán hiện tại. Thông thường, các nơi này sẽ định giá thấp hơn so với giá trị thực của chiếc xe từ 10 – 15%. Do đó, chúng ta có thể cộng thêm mức chênh lệch này vào giá bán của xe. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo giá từ 2 – 3 cửa hàng trở lên để có mức giá chuẩn nhất.

Bên cạnh các cửa hàng bán xe cũ tư nhân, bạn cũng có thể nhờ đại lý chính hãng để định giá chính xác cho chiếc xe của mình. Trường hợp này bạn chỉ nên cộng thêm từ 10 – 20 triệu vào giá bán là phù hợp.

nhung-luu-y-khi-tham-dinh-gia-o-to-cu-cho-muc-dich-mua-ban-hoac-vay-von

3. Công thức định giá theo năm sử dụng

Theo thông lệ quốc tế, một mẫu xe sẽ mất đi 10% giá trị so với năm trước đó. Tuy nhiên, với năm đầu tiên, xe sẽ thường mất giá nhiều hơn so với những năm còn lại. Với những dòng xe Nhật, đặc biệt là Toyota, giá trị khấu hao vào khoảng 15%. Với những dòng xe còn lại, khấu hao rơi vào khoảng 20 – 25%.

Ví dụ: Giá lăn bánh của Toyota Vios 1.5E MT 2018 khoảng 579 triệu đồng.

– Sau 1 năm sử dụng, giá bán tham khảo sẽ từ 579 x (1 – 25%) = 434 triệu đồng trở lên, tùy thuộc số km đã đi.

– Từ năm thứ 2, giá bán tham khảo sẽ từ 434 x (1 – 10%) = 390 triệu đồng.

Giá mua bán tính theo cách này mang tính tương đối nhiều hơn, do dao động ở số km và trang bị nâng cấp cho xe nếu có. Tuy nhiên chúng ta có thể tăng giảm 5 – 10% tùy thuộc vào biến số km và trang bị nâng cấp.

4. Nhờ người có kinh nghiệm

Cách cuối cùng là bạn nên nhờ người có kinh nghiệm sử dụng dòng xe này, hoặc đã từng mua bán xe cũ để nhờ coi xe cũng như có giá bán phù hợp. Tuy nhiên không phải ai cũng có các mối quan hệ có sẵn và có thể nhờ vả.

nhung-luu-y-khi-tham-dinh-gia-o-to-cu-cho-muc-dich-mua-ban-hoac-vay-von

Hiện tại mạng xã hội như facebook cũng có những hội nhóm sử dụng dòng xe mà bạn dự định mua hoặc bán. Bạn có thể nhờ các thành viên tư vấn hoặc định giá giúp, từ đó sẽ dễ dàng có cơ sở để bạn định giá mua bán cho chiếc xe.

Dịch vụ thẩm định giá ô tô cũ tại Hà Nội

Thẩm định giá ô tô cũ phục vụ cho nhu cầu mua bán hoặc vay vốn đang được nhiều người quan tâm. Để có thể vay vốn tại các tổ chức tín dụng, ngân hàng thì phải thẩm định giá, vậy nên lựa chọn đơn vị thẩm định giá nào uy tín tại Hà Nội? Hãy đến với Thẩm định giá An Việt, đơn vị được Bộ tài chính cấp phép thực hiện chức năng thẩm định giá và ra chứng thư thẩm định giá. Là đối tác của nhiều ngân hàng lớn như BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Agribank…Với đội ngũ chuyên gia thẩm định giá được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm lâu năm, chúng tôi đảm bảo sẽ mang đến những lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

Cách xác định dòng tiền trong lập và thẩm định dự án đầu tư

Cách xác định dòng tiền trong lập và thẩm định dự án đầu tư

Thẩm định dự án đầu tư là việc cần thiết trước khi bạn quyết định thực hiện việc đầu tư, nhằm giảm thiểu các rủi ro trong quá trình đầu tư cho dự án. Trong bài viết này, Thẩm định giá An Việt sẽ cung cấp các cách xác định dòng tiền trong thẩm định dự án để các bạn tham khảo thêm:

Phương pháp xác định dòng tiền trong thẩm định dự án đầu tư

cach-xac-dinh-dong-tien-trong-lap-va-tham-dinh-du-an-dau-tu

– Dòng tiền của dự án là dòng tiền ròng thực tế, không phải thu nhập ròng kế toán, vào hoặc ra công ty trong một thời kỳ nhất định.

– Khi xác định dòng tiền của dự án, cần lưu ý:

+ Chỉ xác định dòng tiền có liên quan: Dòng tiền có liên quan là dòng tiền có ảnh hưởng và cần xem xét khi quyết định đầu tư vốn.

Lưu ý: Quyết định đầu tư vốn chỉ dựa vào dòng tiền chứ không dựa vào lợi nhuận kế toán. Chỉ có dòng tiền tăng thêm mới có ảnh hưởng đến việc chấp nhận hay từ chối một dự án

+ Không tính trùng các dòng tiền

+ Sự thay đổi vốn lưu động ròng

Công thức tính dòng tiền ròng: Dòng tiền ròng = Dòng tiền vào – Dòng tiền ra

Phương pháp trực tiếp:

Phương pháp này tính trên quan điểm thực thu, thực chi. Tiền thực sự đi ra khỏi doanh nghiệp sẽ là dòng tiền ra, tiền đi vào doanh nghiệp sẽ là dòng tiền vào.

Công thức xác định: Dòng tiền ròng của dự án bằng:

+ Dòng tiền vào từ hoạt động của dự án (dòng thu) – dòng tiền ra cho hoạt động dự án (dòng chi)

Các dòng tiền vào thường gặp

+ Doanh thu

+ Hoàn thuế

+ Thay đổi khoản phải thu

+ Trợ cấp (nếu có)

+ Vốn nhận tài trợ (vay ngân hàng,…)

+ Thanh lý tài sản (số tiền nhận được)

cach-xac-dinh-dong-tien-trong-lap-va-tham-dinh-du-an-dau-tu

Các dòng tiền ra thường gặp

+ Chi phí đầu tư

+ Chi phí sản xuất

+ Thay đổi khoản phải trả

+ Thay đổi hàng tồn kho

+ Nộp thuế

+ Trả nợ vay

+ Các loại chi phí khác (chi phí cơ hội,…)

Trong các mục dòng tiền vào và dòng tiền ra trên, chúng ta lưu ý các mục thay đổi khoản phải thu, thay đổi khoản phải trả và thay đổi hàng tồn kho. Những khoản mục này không phải lúc nào cũng là dòng tiền ra hoặc vào, mà tùy vào từng hoàn cảnh nó sẽ cho dấu dương hay âm. Nếu khoản phải thu tăng thì đó là 1 dòng tiền ra và ngược lại. Khoản phải trả tăng thì đó là 1 dòng tiền vào và ngược lại. Hàng tồn kho tăng, chứng tỏ doanh nghiệp bỏ thêm tiền ra mua hàng hóa nên sẽ là 1 dòng tiền ra và ngược lại, hàng tồn kho giảm sẽ là 1 dòng tiền vào.

Phương pháp gián tiếp:

Phương pháp này được tính gián tiếp thông qua lợi nhuận sau thuế. Từ lợi nhuận sau thuế, người ta sẽ điều chỉnh các khoản thu, chi khác để cuối cùng có thể xác định được dòng tiền ròng. Cách tính toán gián tiếp thông qua lợi nhuận sau thuế do lợi nhuận sau thuế là khoản thu mà chủ doanh nghiệp sẽ nhận được khi thực hiện các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế được tính từ các khoản doanh thu, chi phí mà không phải tất cả đều từ các khoản thực thu, thực chi phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp (các khoản phải thu, phải trả, trích lập dự phòng trong kỳ…)

Dù sử dụng phương pháp nào để xác định dòng tiền thì cuối cùng dòng tiền ròng (bằng dòng tiền vào trừ dòng tiền ra) phải có kết quả như nhau.

Quan điểm tổng đầu tư:

Đây là quan điểm của các ngân hàng trong thẩm định dự án. Trong đó:

+ Chỉ quan tâm lợi ích dự án tạo ra sau khi đã trừ toàn bộ các chi phí và chi phí cơ hội mà không phân biệt nguồn vốn tham gia.

+ Dòng tiền tính toán là dòng tiền trước khi thanh toán các nghĩa vụ nợ

Dòng tiền vào = LNST + Khấu hao + thu hồi VLĐ ròng + thanh lý + lãi vay

Dòng tiền ra = Chi đầu tư vốn (TSCĐ + TSLĐ) + chi phí khác nếu có

Ở đây, ngân hàng và doanh nghiệp được coi là 2 nhà đồng tài trợ hay cùng đầu tư cho dự án và không có sự phân biệt giữa 2 nguồn vốn cho nên không tính gốc vay và lãi vay vào dự án.

Lãi vay xuất hiện trong công thức tính dòng tiền vào là do trong khi tính LNST, chúng ta đã trừ đi lãi vay. Trong khi quan điểm của ngân hàng là coi nguồn ngân hàng tài trợ là đồng vốn chủ sở hữu nên không tính lãi vay là dòng tiền ra. Do đó, lãi vay phải cộng ngược lại để tránh bị tính trừ.

cach-xac-dinh-dong-tien-trong-lap-va-tham-dinh-du-an-dau-tu

Quan điểm chủ đầu tư:

Đây chính là quan điểm của các doanh nghiệp trong khi lập dự án đầu tư.

+ Chỉ quan tâm đến phần còn lại cuối cùng của chủ đầu tư sẽ nhận được là bao nhiêu.

+ Dòng tiền tính toán là dòng tiền tổng đầu tư sau khi đã trừ đi các nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi.

Dòng tiền tính toán là dòng tiền cuối cùng chủ đầu tư nhận được sau khi đã:

+ Cộng thêm phần vốn tài trợ (Dòng tiền vào)

+ Trừ trả nợ và lãi vay vốn đầu tư (Dòng tiền ra)

Dòng tiền vào = LNST + Khấu hao + nhận tài trợ + thu hồi VLĐ ròng + thanh lý

Dòng tiền ra = Chi đầu tư vốn (TSCĐ + TSLĐ) + chi trả nợ gốc + chi phí khác nếu có

Trong công thức này, ở mục dòng tiền ra không có sự xuất hiện của lãi vay mặc dù theo quan điểm này, lãi vay là 1 dòng tiền ra. Bởi vì, khi chúng ta tính LNST thì chúng ta đã trừ đi lãi vay.

* Xác định đầu tư thuần ban đầu:

– Đối với dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng:

Đầu tư thuần = Giá trị đầu tư ban đầu + nhu cầu VLC

– Đối với dự án đầu tư thay thế:

Đầu tư thuần = Giá trị đầu tư ban đầu + nhu cầu VLC tăng thêm – thu từ thanh lý TSCĐ cũ +/- thuế do thanh lý TSCĐ cũ

* Xác định dòng tiền hàng năm:

– Đối với dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng:

Sử dụng công thức trên để tính toán dòng tiền ròng hàng năm sau đó tính toán các chỉ tiêu

– Đối với dự án đầu tư thay thế:

Xác định dòng tiền ròng hàng năm của 2 dự án (dự án cũ và dự án thay thế) sau đó lấy dòng tiền ròng của dự án mới (dự án thay thế) trừ đi dòng tiền ròng của dự án cũ (dự án đang thực hiện) sẽ ra dòng tiền của dự án mà chúng ta cần đánh giá. Cuối cùng là tính toán các chỉ tiêu để kết luận dự án thay thế có hiệu quả hơn dự án cũ không.

Dịch vụ thẩm định dự án đầu tư

Thẩm định dự án đầu tư không hề đơn giản, ngay cả đối với những thẩm định viên được đào tạo, có kinh nghiệm, do đó, khi có nhu cầu thẩm định giá dự án đầu tư bạn nên lựa chọn các đơn vị thẩm định giá uy tín.

Thẩm định giá An Việt đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ thẩm định giá được Bộ tài chính cấp phép. Với đội ngũ thẩm định viên là các chuyên gia đầu ngành được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm lâu năm. Chúng tôi luôn mang đến sự tin cậy và chính xác cho các khách hàng của mình.

Hướng dẫn các bước và nội dung trong quá trình thẩm định dự án đầu tư

Hướng dẫn các bước và nội dung trong quá trình thẩm định dự án đầu tư

Thẩm định dự án đầu tư là một phần quan trọng trong việc đưa ra quyết định đầu tư của các tổ chức tín dụng, cá nhân, ngân hàng với một dự án cụ thể. Vậy quy trình và nội dung thẩm định dự án đầu tư là như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Thẩm định giá An Việt sẽ giúp bạn làm rõ các vấn đề này.

Quy trình và nội dung thẩm định dự án đầu tư

huong-dan-cac-buoc-va-noi-dung-trong-qua-trinh-tham-dinh-du-an-dau-tu

Bước đầu tiên trong Quy trình thẩm định dự án đầu tư là nhà đầu tư phải nộp hồ sơ dự án đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Hồ sơ thẩm định dự án đầu tư bao gồm:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân;
  • Bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Đề xuất dự án đầu tư;
  • Bản sao báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất hoặc bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao;
  • Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
  • Bước tiếp theo, sau khi nhận được hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ gửi hồ sơ cho các cơ quan có thẩm quyền để tiến hành thẩm định dự án đầu tư.

Nội dung thẩm định dự án đầu tư bao gồm:

huong-dan-cac-buoc-va-noi-dung-trong-qua-trinh-tham-dinh-du-an-dau-tu

  • Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch sử dụng đất;
  • Nhu cầu sử dụng đất, điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (đối với dự án được giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất);
  • Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài (đối với dự án có mục tiêu thuộc ngành, nghề đầu tư có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài);
  • Ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (đối với dự án thuộc đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư);
  • Công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư (đối với dự án sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao);
  • Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có) đối với dự án đầu tư đề nghị giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
  • Bước cuối cùng trong quy trình thẩm định dự án đầu tư là lập báo cáo thẩm định dự án để trình cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.

Nội dung của báo cáo thẩm định dự án đầu tư như sau:

huong-dan-cac-buoc-va-noi-dung-trong-qua-trinh-tham-dinh-du-an-dau-tu

  • Thông tin về dự án gồm: thông tin về nhà đầu tư, mục tiêu, quy mô, địa điểm, tiến độ thực hiện dự án;
  • Đánh giá việc đáp ứng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài (nếu có);
  • Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch sử dụng đất; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
  • Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có);
  • Đánh giá căn cứ pháp lý về quyền sử dụng địa điểm đầu tư của nhà đầu tư;
  • Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao.
  • Thời hạn thẩm định dự án: tùy thuộc vào từng dự án đầu tư khác nhau mà thời hạn thẩm định sẽ khác nhau, khoảng từ 15 – 90 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án.

Trên đây là những thông tin về quy trình và nội dung thẩm định dự án đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương. Dự án đầu tư có được cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương hay không, dựa vào báo cáo thẩm định dự án của các cơ quan có thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư.

Dịch vụ thẩm định dự án đầu tư

Thẩm định dự án đầu tư là một trong những phần rất quan trọng, yêu cầu các Công ty thẩm định và các thẩm định viên phải có kiến thức kinh nghiệm để đánh giá được chính xác độ khả thi của dự án. Do đó, khi cần thẩm định dự án đầu tư bạn nên lựa chọn các đơn vị thẩm định giá uy tín.

Thẩm định giá An Việt là một trong những đơn vị được Bộ tài chính cấp phép hoạt động trong lĩnh vực thẩm định giá. Cung cấp các dịch vụ thẩm định giá:

  • Thẩm định giá bất động sản
  • Thẩm định giá trị doanh nghiệp
  • Thẩm định giá tài sản vô hình
  • Thẩm định giá đầu tư
  • Thẩm định giá động sản

Là đối tác tin cậy của các ngân hàng lớn như Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank…Chúng tôi cam kết mang đến những giá trị tốt nhất cho các khách hàng của mình.

Quy định về xác định vị trí đất và giá đất tại Thành phố Hà Nội bạn nên biết

Quy định về xác định vị trí đất và giá đất tại Thành phố Hà Nội bạn nên biết

Mới đây, UBND thành phố Hà Nội mới ban hành Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ban hành Quy định và bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội áp dụng từ ngày 01/01/2020 đến 31/12/2024. Vậy quy định này có những thay đổi, ảnh hưởng như thế nào đến quá trình thẩm định giá bất động sản, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nguyên tắc xác định vị trí đất và giá đất tại Thành phố Hà Nội khi thẩm định giá bất động sản

quy-dinh-ve-xac-dinh-vi-tri-dat-va-gia-dat-tai-thanh-pho-ha-noi-ban-nen-biet

Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ban hành Quy định và bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội áp dụng từ ngày 01/01/2020 đến 31/12/2024 được cụ thể hóa như sau:

1. Nguyên tắc chung

Căn cứ vào khả năng sinh lợi và điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi cho sinh hoạt, kinh doanh và cung cấp dịch vụ, vị trí đất được xác định theo nguyên tắc như sau:

Vị trí 1 tiếp giáp đường, phố có tên trong bảng giá đất (sau đây gọi tắt là đường (phố)) có khả năng sinh lợi và điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi hơn các vị trí tiếp theo.

Các vị trí 2, 3 và 4 theo thứ tự khả năng sinh lợi và điều kiện cơ sở hạ tầng kém thuận lợi hơn vị trí 1.

2. Nguyên tắc xác định vị trí và giá đất phi nông nghiệp

quy-dinh-ve-xac-dinh-vi-tri-dat-va-gia-dat-tai-thanh-pho-ha-noi-ban-nen-biet

2.1. Nguyên tắc xác định vị trí đất:

Vị trí 1: áp dụng đối với thửa đất của một chủ sử dụng có ít nhất một cạnh (mặt) giáp với đường (phố) có tên trong bảng giá ban hành kèm theo Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND;

Vị trí 2: áp dụng đối với thửa đất của một chủ sử dụng có ít nhất một cạnh (mặt) giáp với ngõ, ngách, hẻm (sau đây gọi chung là ngõ) có mặt cắt ngõ nhỏ nhất (tính từ chỉ giới hè đường (phố) có tên trong bảng giá đất tới mốc giới đầu tiên của thửa đất tiếp giáp với ngõ) từ 3,5 m trở lên.

Vị trí 3: áp dụng đối với thửa đất của một chủ sử dụng có ít nhất một cạnh (mặt) giáp với ngõ có mặt cắt ngõ nhỏ nhất (tính từ chỉ giới hè đường (phố) có tên trong bảng giá đất tới mốc giới đầu tiên của thửa đất tiếp giáp với ngõ) từ 2 m đến dưới 3,5 m.

Vị trí 4: áp dụng đối với thửa đất của một chủ sử dụng có ít nhất một cạnh (mặt) giáp với ngõ có mặt cắt ngõ nhỏ nhất (tính từ chỉ giới hè đường (phố) có tên trong bảng giá đất tới mốc giới đầu tiên của thửa đất tiếp giáp với ngõ) dưới 2 m.

2.2. Nguyên tắc xác định giá đất cho các trường hợp đặc biệt:

a) Đối với thửa đất có các mặt (cạnh) tiếp giáp từ hai đường (phố), ngõ trở lên thì giá đất được nhân hệ số như sau:

Thửa đất có ít nhất 4 cạnh (mặt) tiếp giáp với đường (phố) có tên trong Bảng giá đất thì được nhân hệ số K = 1,3 của đường (phố) có giá đất cao nhất.

Thửa đất có 3 cạnh (mặt) tiếp giáp với đường (phố) có tên trong Bảng giá đất thì được nhân hệ số K = 1,25 của đường (phố) có giá đất cao nhất.

Thửa đất có 2 cạnh (mặt) tiếp giáp với đường (phố) có tên trong Bảng giá đất thì được nhân hệ số K = 1,2 của đường (phố) có giá đất cao nhất.

Thửa đất có một cạnh (mặt) tiếp giáp với đường (phố) có tên trong Bảng giá đất và có ít nhất một cạnh (mặt) khác tiếp giáp với ngõ (có mặt cắt ngõ nhỏ nhất từ 3,5 m trở lên (tính từ chỉ giới hè đường (phố) có tên trong bảng giá đất tới mốc giới đầu tiên của thửa đất tiếp giáp với ngõ)) thì được nhân hệ số K = 1,15 của đường (phố) có tên trong Bảng giá đất.

Thửa đất có một cạnh (mặt) tiếp giáp với đường (phố) có tên trong Bảng giá đất và có ít nhất một cạnh (mặt) khác tiếp giáp với ngõ (có mặt cắt ngõ nhỏ nhất từ 2 m đến dưới 3,5 m tính (tính từ chỉ giới hè đường (phố) có tên trong bảng giá đất tới mốc giới đầu tiên của thửa đất tiếp giáp với ngõ)) thì được nhân hệ số K = 1,1 của đường (phố) có tên trong Bảng giá đất.

Giá đất sau khi áp dụng hệ số K không được vượt khung giá đất cùng loại tối đa của Chính phủ quy định; trường hợp vượt thì lấy bằng khung giá đất của Chính phủ.

b) Đối với thửa đất của một chủ sử dụng đất tại vị trí 2, vị trí 3 và vị trí 4 của Bảng số 5, 6 (trừ thị trấn Tây Đằng huyện Ba Vì) và Bảng số 7 thuộc các khu dân cư cũ (Không nằm trong khu đô thị mới, khu đấu giá, khu tái định cư, cụm công nghiệp hoặc khu công nghiệp) nếu có khoảng cách theo đường hiện trạng từ mốc giới đầu tiên của thửa đất đến đường (phố) có tên trong bảng giá ≥ 200m thì giá đất được giảm trừ như sau:

  • Khoảng cách từ 200 m đến 300 m: giảm 5% so với giá đất quy định.
  • Khoảng cách từ 300 m đến 400 m: giảm 10% so với giá đất quy định.
  • Khoảng cách từ 400 m đến 500 m: giảm 15% so với giá đất quy định.
  • Khoảng cách từ 500 m trở lên: giảm 20% so với giá đất quy định.

c) Đối với thửa đất của một chủ sử dụng tại các vị trí 2, vị trí 3 và vị trí 4 có ngõ nối thông với nhiều đường (phố) thì giá đất tính theo vị trí của đường (phố) (cao) nhất (Có tính đến yếu tố giảm trừ tại Điểm b nếu có);

d) Đối với thửa đất của một chủ sử dụng có cạnh (mặt) tiếp giáp với đường, phố, ngõ có chiều sâu thửa đất tính từ chỉ giới hè đường, phố, ngõ > 100 m được chia lớp để tính giá đất như sau:

  • Lớp 1: Tính từ chỉ giới hè đường, phố, ngõ đến 100 m tính bằng 100% giá đất quy định.
  • Lớp 2: Tính từ chỉ giới hè đường, phố, ngõ từ trên 100 m đến 200 m, giảm 10% so với giá đất của lớp 1.
  • Lớp 3: Tính từ chỉ giới hè đường, phố, ngõ từ trên 200 m đến 300 m giảm 20% so với giá đất của lớp 1.
  • Lớp 4: Tính từ chỉ giới hè đường, phố, ngõ từ trên 300 m giảm 30% so với giá đất của lớp 1.

đ) Trường hợp thửa đất của một chủ sử dụng đất có hình thể đặc thù, bị che khuất (hình L, hình T…) có mặt (cạnh) tiếp giáp với đường, phố, ngõ thì phần diện tích tiếp giáp với đường, phố, ngõ tính từ mặt tiền đến hết chiều sâu của thửa đất được tính giá đất theo đúng vị trí, mục đích quy định tại các Điều 4, 5, 6, 7, 8, 9 Chương II của quy định này; phần diện tích còn lại giá đất được áp dụng hệ số K như sau:

  • Thửa đất (khu đất) có vị trí 1: K = 0,9 của giá đất theo quy định.
  • Thửa đất (khu đất) có vị trí 2: K = 0,8 của giá đất theo quy định.
  • Thửa đất (khu đất) có vị trí 3, vị trí 4: K = 0,7 của giá đất theo quy định.

e) Đối với các thửa đất có vị trí 1, vị trí 2 và vị trí 3: Giá đất trung bình của cả thửa đất sau khi áp dụng hệ số K hoặc chia lớp tại Điểm d, đ không được thấp hơn giá đất của vị trí thấp hơn liền kề với đường, phố, ngõ tiếp giáp của thửa đất; trường hợp thấp hơn thì lấy theo giá đất của vị trí thấp hơn liền kề.

g) Trường hợp các thửa đất thuộc địa giới hành chính các xã, nằm xen kẽ với các thửa đất tại các trục đường giao thông thuộc địa giới hành chính thị trấn, vùng giáp ranh quận nội thành; hoặc trên cùng một đoạn đường giao thông bên này là địa giới hành chính xã, bên kia là địa giới hành chính thị trấn, vùng giáp ranh quận nội thành thì xác định giá theo vị trí có mức giá cao nhất; nguyên tắc xác định vị trí và giá đất các trường hợp này tuân thủ các quy định tại các Điểm nêu trên và Điều 6 Chương II của quy định này.

h) Giá đất tại các tuyến đường (phố) mới chưa có tên trong bảng giá đất ban hành kèm theo quy định này được xác định theo các nguyên tắc tại Khoản 1, 2 Điều này và tương ứng với mức giá đất của đường (phố) có tên tương đương trong khu vực.

3. Chỉ giới hè đường, phố nêu tại khoản 1, 2 Điều này được áp dụng như sau:

quy-dinh-ve-xac-dinh-vi-tri-dat-va-gia-dat-tai-thanh-pho-ha-noi-ban-nen-biet

a) Đối với trường hợp thửa đất được Nhà nước giao, cho thuê đất mới thì chỉ giới hè đường (phố) tính theo chỉ giới đường hiện trạng tương ứng với quy hoạch tỷ lệ 1/500 của thửa đất được duyệt.

b) Đối với trường hợp thửa đất được Nhà nước giao, cho thuê đất mới được thực hiện theo nhiều giai đoạn khác nhau thì chỉ giới hè đường (phố) tính theo chỉ giới đường hiện trạng tương ứng với quy hoạch tỷ lệ 1/500 của thửa đất được duyệt.

c) Các trường hợp còn lại, chỉ giới hè đường (phố) có tên trong bảng giá tính theo chỉ giới hè đường (phố) hiện trạng.

4. Giá đất thương mại, dịch vụ và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại

Bảng giá đất được tính tương ứng với thời hạn sử dụng đất là 70 năm.

Dịch vụ thẩm định giá bất động sản ở Hà Nội

Hiện nay, nhu cầu thẩm định giá nhà ở, bất động sản phục vụ cho các mục đích vay vốn hay chứng minh tài chính du học, định cư ngày càng được nhiều người chú trọng. Do đó, các dịch vụ thẩm định giá cũng được phát triển mạnh mẽ và phổ biến hơn.

Nếu bạn đang sống ở Hà Nội và có nhu cầu thẩm định giá tài sản nhưng chưa chọn được đơn vị cung cấp dịch vụ thẩm định giá uy tín. Hãy đến với Thẩm định giá An Việt, đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực thẩm định giá, cung cấp các dịch vụ thẩm định giá bất động sản, động sản, tài sản vô hình…Là đối tác của các tổ chức ngân hàng lớn như Agribank, Vietinbank, Vietcombank…Hãy đến với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn về các dịch vụ thẩm định giá với mức phí hấp dẫn nhất.

Những yếu tố cần xem xét khi thẩm định giá bất động sản là nhà ở

Những yếu tố cần xem xét khi thẩm định giá bất động sản là nhà ở

Thẩm định giá bất động sản là nhu cầu cần thiết của nhiều cá nhân, phục vụ cho các mục đích chứng minh tài chính cho định cư, sử dụng tài sản để vay vốn…Vậy cần xem xét các yếu tố gì khi thực hiện thẩm định giá nhà ở. Hãy cùng Thẩm định giá An Việt tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Quy định về thẩm định giá bất động sản là nhà ở

nhung-yeu-to-can-xem-xet-khi-tham-dinh-gia-bat-dong-san-la-nha-o

Thẩm định giá nhà ở hiện nay là nhu cầu thiết yếu và đặc biệt quan trọng giúp các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Nhà ở dân cư có thể định nghĩa là “mọi bất động sản được dùng để ở”. Động cơ chủ yếu của người chủ bất động sản là “để ở cho bản thân và gia đình hơn là để đầu tư kiếm tiền”. Theo Khoản 1 Điều 3 Luật nhà ở 2014, nhà ở được định nghĩa như sau: “Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân”. Nhà ở bao gồm các loại như sau:

  • Nhà ở riêng lẻ
  • Nhà ở thương mại
  • Nhà ở công vụ
  • Nhà ở để phục vụ tái định cư
  • Nhà ở xã hội
  • Nhà ở có sẵn là nhà ở đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng
  • Nhà ở hình thành trong tương lai là nhà ở đang trong quá trình đầu tư xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng.

Các phương pháp thẩm định giá bất động sản là nhà ở

Thẩm định giá nhà ở trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thường sử dụng hai phương pháp truyền thống là phương pháp so sánh trong cách tiếp cận thị trường và phương pháp chi phí trong cách tiếp cận chi phí.

nhung-yeu-to-can-xem-xet-khi-tham-dinh-gia-bat-dong-san-la-nha-o

Phương pháp so sánh là phương pháp được coi là phương pháp chính, cơ bản ước tính giá trị nhà ở riêng lẻ, cả nhà mới xây và nhà đã cũ xây dựng lâu năm. Với phương pháp so sánh sẽ đưa ra mức giá chỉ dẫn trực tiếp về hành động của người mua, người bán về tài sản đang chào mua; chào bán và các giao dịch thành công trên thị trường tại thời điểm thẩm định giá hoặc gần thời điểm thẩm định giá. Đây là phương pháp cho kết quả ước lượng chính xác nhất, nếu nó được áp dụng bởi những thẩm định viên giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao và có một lượng lớn các số liệu bất động sản so sánh trên thị trường. Kết quả thu được từ phương pháp so sánh luôn là mốc so sánh tin cậy so với kết quả thu từ phương pháp chi phí hay phương pháp thu nhập. Tuy nhiên phương pháp so sánh cũng gặp những khó khăn khi thị trường có ít giao dịch mua, bán hoặc thẩm định viên không biết rõ được những động lực gì thúc đẩy bên mua, bên bán. Phương pháp này cũng bộc lộ yếu điểm giữa các bất động sản có sự khác biệt lớn.

Thẩm định giá bất động sản nhà ở bằng phương pháp chi phí: đối với phương pháp này thì có xu hướng đặt ra giới hạn trên (cận trên) của mức giá ước tính. Điều này đặc biệt dúng với những bất động sản mới xây, chưa hao mòn, giảm giá đáng kể. Phương pháp này dựa trên nguyên tắc thay thế – nghĩa là người mua điển hình, hành động khôn ngoan trên thị trường sẽ không trả giá cho một căn nhà nhiều hơn chi phí tái tạo ra nó. Điểm yếu của phương pháp này là khó khăn khi ước tính mức độ hao mòn, giảm giá của công trình. Khi công trình có tuổi đời thực tế cao, mức độ hao mòn, mất giá tăng lên và khó có thể ước lượng một cách chính xác. Ngoài ra bất động sản mất giá còn do các yếu tố ngoại vi, nằm ngoài bất động sản cũng khó ước tính chính xác. Phương pháp thẩm định giá chi phí hiện nay có xu hướng hạn chế mà dựa vào phương pháp so sánh. Phương pháp này chỉ áp dụng trong trường hợp khi có các thông tin, số liệu trên thị trường. Ngoài hai phương pháp trên thì hiện nay thẩm định giá nhà ở bằng phương pháp thu nhập và phương pháp vốn hóa trực tiếp (phương pháp dòng tiền chiết khấu) cũng được áp dụng:

Áp dụng phương pháp thu nhập đối với nhà ở có thể không phù hợp. Chỉ bất đắc dĩ mới sử dụng phương pháp này khi không thể sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp chi phí. Đối với mức giá ước tính cuối cùng từ các mức giá chỉ dẫn khác nhau (kết quả áp dụng các phương pháp khác nhau), thẩm định viên cần gán quyền số (tỷ trọng) lớn nhất cho mức giá chỉ dẫn của phương pháp nào phản ánh đúng nhất các thông tin dữ liệu của thị trường.

Với phương pháp vốn hóa trực tiếp (phương pháp dòng tiền chiết khấu): đây là phương pháp rất quan trọng ước tính giá những bất động sản mang lại thu nhập đó là những bất động sản đầu tư. Lợi thế phương pháp này là có thể áp dụng khi có ít số liệu, thông tin về giá bán bất động sản trên thị trường và có ít bất động sản nhà ở dân cư mới xây dựng. Phương pháp này được dùng để ước tính mức độ mất giá đất và công trình bị tác động tiêu cực của các yếu tố ngoại vi (ô nhiễm bởi rác thải, ô nhiễm bụi, tiếng ồn,…). Phương pháp vốn hóa trực tiếp được áp dụng kiểm tra chéo kết quả tìm được từ phương pháp so sánh và phương pháp chi phí. Hạn chế phương pháp này là không phản ánh đúng thái độ, hành động của người mua điển hình trên thị trường vì phần lớn khách hàng tìm mua loại nhà ở dân cư quan tâm so sánh giá bán bất động sản tương tự trên thị trường hơn là thu nhập từ cho thuê bất động sản.

Xem thêm: 4 bước bạn nên biết khi muốn thẩm định giá nhà ở của mình

Những yếu tố cần phải xem xét khi thẩm định giá bất động sản là nhà ở

nhung-yeu-to-can-xem-xet-khi-tham-dinh-gia-bat-dong-san-la-nha-o

a, Yếu tố về vị trí của bất động sản

  • Quy hoạch: Thiết kế, kiểu dáng kiến trúc nhà ở trong khu vực; đặc điểm của bất động sản liền kề, lân cận.
  • Những yếu tố xã hội: Trường học, chợ, siêu thị, bệnh viện, cơ quan nhà nước, các trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, công viên, bến xe, văn phòng nơi làm việc.
  • Hạ tầng kỹ thuật: Vận tải công cộng, cấp nước, điện, viễn thông, khả năng thoát nước mùa mưa bão
  • Việc điều chỉnh sự chênh lệch về yếu tố vị trí này cần quy đổi thành chênh lẹch tỷ lệ về giá giao dịch trên thị trường hoặc chi phí phát sinh liên quan đến việc đi lại, căn cứ vào chứng cứ thu thập từ thị trường.

b, Những yếu tố về đất đai

  • Kính thước và hình dáng thửa đất
  • Chất đất; mục đích sử dụng đất; thời hạn sử dụng đất

c, Những yếu tố về công trình xây dựng

  • Kích thước và hình dáng ngôi nhà
  • Kiểu dáng kiến trúc
  • Công năng
  • Loại vật liệu xây dựng
  • Chất lượng công trình

d, Những yếu tố về chi phí xây dựng

  • Chi phí về đất
  • Chi phí về xây dựng nhà
  • Chi phí hạ tầng trên đất (đường, hè, cống…)

đ, Các loại hao mòn đối với bất động sản cần thẩm định

  • Hao mòn vật lý
  • Hao mòn chức năng
  • Hao mòn ngoại biên

Xem thêm: Phương pháp thẩm định giá bất động sản dành cho nhà đầu tư

Dịch vụ thẩm định giá bất động sản tại Hà Nội

Bạn đang có nhu cầu thẩm định giá bất động sản tại Hà Nội phục vụ cho các mục đích chứng minh tài chính du học, định cư, vay vốn ngân hàng,…nhưng lại chưa tìm được đơn vị thẩm định giá uy tín. Hãy đến với Thẩm định giá An Việt, đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ thẩm định giá bất động sản, động sản, tài sản vô hình….Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, đội ngũ thẩm định viên chuyên nghiệp sẽ giúp bạn giải quyết mọi nhu cầu thẩm định giá mà bạn muốn.

Thẩm định giá khoản nợ trước khi thực hiện mua bán nợ

Khoản nợ là một phần rất nhạy cảm đặc biệt là với các tổ chức ngân hàng có chức năng mua bán nợ. Việc thẩm định giá khoản nợ trước khi thực hiện mua bán nợ để xử lý các vấn đề nợ xấy nhằm tránh việc thiệt hại cho các tổ chức tài chính. Dưới đây là một số thông tin về thẩm định giá khoản nợ các bạn có thể tham khảo thêm:

Thẩm định giá khoản nợ cho mục đích mua bán nợ xấu

Khi xử lý nợ xấu, ngoài việc bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ nếu như chưa thu hồi đủ, ngân hàng sẽ tiếp tục thu hồi nợ bằng nguồn lực tài chính khác của người vay nợ. Và nguồn lực tài chính khác ngoài tài sản đảm bảo đó chính là tài sản khác của doanh nghiệp (đối với Công ty TNHH, công ty cổ phần) và là tài sản của doanh nghiệp, của cá nhân (đối với doanh nghiệp tư nhân hoặc đối với cá nhân).

tham-dinh-gia-khoan-no-truoc-khi-thuc-hien-mua-ban-no

Như vậy giá trị thực còn của khoản nợ sẽ phải được tiếp tục đánh giá ngoài giá trị tài sản đảm bảo nêu trên. Khi đó nếu bán nợ cho chủ nợ khác thì ngân hàng sẽ phải đưa ra giá trị cho khoản nợ đó và chủ nợ mới sẽ thực hiện thu hồi nợ thông qua việc bán tài sản đảm bảo và đòi nợ từ các nguồn tài sản khác của khách nợ.

Theo Nghị định số 61/2017/NĐ-CP quy định chi tiết việc thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu và việc thành lập Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đối với khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có giá trị lớn. Nghị định này quy định chi tiết

tham-dinh-gia-khoan-no-truoc-khi-thuc-hien-mua-ban-no

Việc thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu trong trường hợp tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tự đấu giá và thuê tổ chức đấu giá thực hiện đấu giá tài sản.

Việc thành lập Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đối với khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có giá trị lớn trong trường hợp tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tự đấu giá.

Theo Nghị định số 61/2017/NĐ-CP, thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu gồm những trường hợp sau:

Khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt mà khi xác định giá khởi điểm để đấu giá, Công ty Quản lý tài sản không thỏa thuận được với tổ chức tín dụng bán nợ về giá khởi điểm.

Khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua theo giá trị thị trường.

tham-dinh-gia-khoan-no-truoc-khi-thuc-hien-mua-ban-no

Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu mà khi xác định giá khởi điểm để đấu giá, Công ty Quản lý tài sản không thỏa thuận được với bên bảo đảm về giá khởi điểm.

Việc lựa chọn doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu

Công ty Quản lý tài sản thỏa thuận với tổ chức tín dụng bán nợ về việc lựa chọn doanh nghiệp thẩm định giá trong thời hạn 07 ngày làm việc,

Trường hợp không thỏa thuận được với tổ chức tín dụng bán nợ về việc lựa chọn doanh nghiệp thẩm định giá, Công ty Quản lý tài sản thông báo công khai về việc thuê doanh nghiệp thẩm định giá ít nhất 07 ngày làm việc trên Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Trang thông tin điện tử của Công ty Quản lý tài sản để các doanh nghiệp thẩm định giá đăng ký tham gia. Công ty Quản lý tài sản quyết định lựa chọn doanh nghiệp thẩm định giá theo các nguyên tắc quy định sau: Doanh nghiệp thẩm định giá được lựa chọn phải thuộc Danh sách công khai doanh nghiệp thẩm định giá đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá của Bộ Tài chính; Doanh nghiệp thẩm định giá được lựa chọn không thuộc trường hợp không được thẩm định giá theo quy định của Luật giá và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Việc cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu, số liệu có liên quan đến khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu phải thẩm định giá cho doanh nghiệp thẩm định giá là vô cùng cần thiết và đặc biệt quan trọng. Từ những pháp lý tài sản, số liệu được cung cấp, công ty thẩm định giá sẽ có kế hoạch khảo sát tài sản và thực hiện quy trình thẩm định giá tài sản để đưa ra kết quả chính xác và kịp thời nhất.

Dịch vụ thẩm định giá tại Hà Nội

Thẩm định giá An Việt đơn vị được cấp phép cung cấp các dịch vụ thẩm định giá độc lập uy tín tại Hà Nội. An Việt Valuation đáp ứng đầy đủ nhu cầu thẩm định giá gồm:

Đội ngũ thẩm định viên là các chuyên gia đầu ngành trong ngành thẩm định giá, có nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp các bạn định giá tốt nhất các tài sản của mình. Hãy đến với Thẩm định giá An Việt để nhận được những tư vấn tốt nhất.

0964 094 886