Quy tắc đạo đức của thẩm định viên về giá

Quy tắc đạo đức của thẩm định viên về giá

Ngành thẩm định giá có những quy định về pháp lý và đạo đức đối với các thẩm định viên đang hành nghề. Vậy các tiêu chuẩn đạo đức cụ thể mà thẩm định viên về giá cần có là gì? Hãy cùng thẩm định giá An Việt tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Đạo đức của thẩm định viên về giá

Tiêu chuẩn thẩm định viên về giá tại Việt Nam

Tiêu chuẩn thẩm định viên về giá tại việt nam: là người được công nhận là Thẩm định viên về giá phải có đủ các tiêu chuẩn sau:

  • Thứ nhất, là công dân Việt Nam;
  • Thứ hai, có bằng tốt nghiệp đại học trong nước hoặc nước ngoài về chuyên ngành liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá;
  • Thứ ba, có chứng chỉ đã qua đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành về thẩm định giá do trường đại học, cao đẳng hoặc cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành thẩm định giá cấp. Người đã có bằng tốt nghiệp đại học trong nước hoặc nước ngoài về chuyên ngành thẩm định giá thì không cần phải có chứng chỉ đã qua đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành về thẩm định giá;
  • Thứ tư, có thời gian làm việc liên tục từ 3 năm trở lên theo chuyên ngành được đào tạo tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, doanh nghiệp và các tổ chức khác.
  • Thứ năm, Đạt kết quả kỳ thi thẩm định viên về giá do Hội đồng thi thẩm định viên về giá Bộ Tài chính tổ chức
  • Người có đủ các tiêu chuẩn trên mà không có tiền án, tiền sự thì được Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét cấp thẻ Thẩm định viên về giá.

Điều kiện hành nghề của thẩm định viên về giá

Công dân Việt Nam có đủ các điều kiện sau thì được đăng ký hành nghề thẩm định giá:

  • Có Thẻ thẩm định viên về giá;
  • Có hợp đồng lao động làm việc cho một doanh nghiệp thẩm định giá được thành lập và hoạt động theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật quy định không phải áp dụng hợp đồng lao động.
  • Có bằng cấp chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo và phải trải qua một số năm hoạt động về thẩm định giá
  • Là người có kinh nghiệm nghề nghiệp trong lĩnh vực thẩm định giá
  • Thẩm định viên về giá là người nước ngoài có chứng chỉ hành nghề thẩm định giá do tổ chức nước ngoài có thẩm quyền cấp, có hợp đồng lao động làm việc cho một doanh nghiệp thẩm định giá được thành lập và hoạt động theo pháp luật, được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận thì được đăng ký hành nghề thẩm định giá tại Việt Nam. Tại một thời điểm nhất định thẩm định viên về giá chỉ được đăng ký hành nghề ở một doanh nghiệp thẩm định giá.

Đăng ký hành nghề thẩm định giá

  • Thẩm định viên về giá muốn hành nghề thẩm định giá phải đăng ký hành nghề tại một doanh nghiệp thẩm định giá. Sau khi đã đăng ký hành nghề lần đầu, hàng năm thẩm định viên về giá phải thực hiện đăng ký hành nghề thẩm định giá với doanh nghiệp thẩm định giá tại thời điểm 01 tháng 01 hàng năm.
  • Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) quản lý danh sách hành nghề thẩm định giá thông qua doanh nghiệp thẩm định giá.
  • Thẩm định viên về giá không có tên trong danh sách đăng ký hành nghề thẩm định giá được Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) thông báo thì không được hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp, không được ký chứng thư thẩm định giá của doanh nghiệp.

Quyền và nghĩa vụ của thẩm định viên về giá

Thẩm định viên có quyền sau:

  • Độc lập về chuyên môn nghiệp vụ;
  • Được tổ chức, cá nhân có hợp đồng thẩm định giá cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu có liên quan đến nội dung thẩm định giá;
  • Từ chối thực hiện thẩm định giá đối với tài sản mà doanh nghiệp giao nếu xét thấy tài sản đó không đủ điều kiện pháp lý để thực hiện;
  • Tham gia các tổ chức nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
  • Thẩm định viên về giá hành nghề được quyền tham gia các tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá (hội, hiệp hội nghề nghiệp thẩm định giá) trong nước và quốc tế với tư cách cá nhân hoặc với tư cách là đại diện của doanh nghiệp thẩm định giá.
  • Chi phí tham gia tổ chức nghề nghiệp của thẩm định viên về giá với tư cách là đại diện của doanh nghiệp thẩm định giá được hạch toán vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp thẩm định giá và phải có hóa đơn chứng từ hợp pháp.

Thẩm định viên có nghĩa vụ sau:

  • Tuân thủ các nguyên tắc hoạt động thẩm định giá theo quy định của pháp luật trong quá trình thẩm định giá;
  • Thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng thẩm định giá;
  • Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, không được gây trở ngại hoặc can thiệp vào công việc điều hành của tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá;
  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Giám đốc doanh nghiệp thẩm định giá về kết quả thẩm định giá và ý kiến nhận xét của mình trong báo cáo kết quả thẩm định giá;
  • Từ chối thực hiện dịch vụ thẩm định giá cho các đơn vị được thẩm định giá mà thẩm định viên về giá có quan hệ về góp vốn, mua cổ phần, trái phiếu và có quan hệ họ hàng, thân thuộc như có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là thành viên trong ban lãnh đạo hoặc kế toán trưởng của đơn vị được thẩm định giá;
  • Lưu trữ hồ sơ, tài liệu về thẩm định giá do mình thực hiện;
  • Thẩm định viên về giá có nghĩa vụ lưu trữ hồ sơ tài liệu thẩm định giá tài sản do mình thực hiện tối thiểu trong thời gian 10 năm kể từ ngày công bố chứng thư thẩm định giá. Trường hợp thẩm định viên về giá chuyển đi nơi khác thì vẫn phải chịu trách nhiệm trước khách hàng và pháp luật về tính pháp lý của toàn bộ tài liệu, số liệu, kết quả thẩm định giá trong hồ sơ đã bàn giao trong thời gian lưu trữ theo quy định.
  • Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Những quy tắc đạo đức thẩm định viên cần có

  • Thẩm định viên về giá khi hành nghề phải tuân thủ quy tắc nghề thẩm định giá do Nhà nước hoặc các tổ chức nghề nghiệp quy định. Phải có đạo đức nghề nghiệp, đó là sự trung thực, sự công bằng, đảm bảo bí mật và không gây ra mâu thuẫn về lợi ích khách hàng. Bộ tài chính đã ban hành “Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 01: 158/2014/TT-BTC do Bộ tài chính cấp ngày 27 tháng 10 năm 2014 về những quy tắc đạo đức hành nghề thẩm định giá” là một trong các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam được ban hành. Theo đó:
  • Người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp thẩm định giá chịu trách nhiệm cuối cùng về tính đúng đắn, trung thực, khách quan của kết quả thẩm định giá trước pháp luật, khách hàng và bên thứ ba có liên quan do khách hàng thẩm định giá xác định và được doanh nghiệp thẩm định giá thống nhất ghi trong hợp đồng thẩm định giá.

quy-tac-dao-duc-cua-tham-dinh-vien-ve-gia

Các hành vi bị cấm đối với thẩm định viên về giá khi hành nghề

  • Mua trái phiếu hoặc các tài sản khác của đơn vị được thẩm định giá làm ảnh hưởng đến nguyên tắc độc lập của hoạt động thẩm định giá.
  • Nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích nào từ đơn vị được thẩm định giá ngoài khoản tiền dịch vụ và chi phí đó thoả thuận trong hợp đồng, hoặc lợi dụng vị trí thẩm định viên về giá của mình để thu các lợi ích khác từ đơn vị được thẩm định giá.
  • Cho thuê, cho mượn hoặc cho các tổ chức, cá nhân khác sử dụng tên và thẻ thẩm định viên về giá của mình để thực hiện các hoạt động thẩm định giá.
  • Đăng ký hành nghề thẩm định giá trong cùng một thời gian tại hai doanh nghiệp thẩm định giá trở lên.
  • Tiết lộ thông tin về đơn vị được thẩm định giá mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp đơn vị được thẩm định giá đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác.
  • Lợi dụng trách nhiệm, quyền hạn để vụ lợi, thông đồng, bao che sai phạm của đơn vị được thẩm định giá.
  • Ký đồng thời cả chữ ký của thẩm định viên về giá chịu trách nhiệm thẩm định giá và chữ ký Giám đốc (hoặc người được uỷ quyền) trên chứng thư thẩm định giá.
  • Các hành vi khác mà pháp luật về thẩm định giá nghiêm cấm.

quy-tac-dao-duc-cua-tham-dinh-vien-ve-gia

Thẩm định viên hành nghề không được thực hiện thẩm định giá trong các trường hợp sau:

  • Không có tên trong danh sách thẩm định viên hành nghề thẩm định giá được Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) thông báo.
  • Có quan hệ kinh tế – tài chính với đơn vị được thẩm định giá như góp vốn, mua cổ phiếu, trái phiếu; cho vay vốn; có mua, bán các tài sản khác hoặc có các giao dịch kinh tế, tài chính khác làm ảnh hưởng đến nguyên tắc độc lập của hoạt động thẩm định giá.
  • Có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là thành viên trong Ban lãnh đạo hoặc là kế toán trưởng của đơn vị được thẩm định giá.
  • Đơn vị được thẩm định giá có những yêu cầu trái với đạo đức nghề nghiệp hoặc trái với yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ thẩm định giá hoặc trái với quy định của pháp luật.
  • Các thẩm định viên, các cơ quan quản lý nhà nước, các Hiệp hội ngành nghề, các tổ chức hành nghề thẩm định giá của từng nước luôn chú trọng nâng cao năng lực chuyên môn của người hành nghề thẩm định giá bằng nhiều biện pháp thông qua sự phân chia cấp độ thẩm định viên để tiêu chuẩn hóa và ngày càng nâng cao chất lượng nguồn lực này.

Trên đây là một số quy tắc, tiêu chuẩn mà các thẩm định viên về giá nên biết. Thẩm định giá An Việt đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ thẩm định giá uy tín, chính xác. Với đội ngũ thẩm định viên được đào tạo bài bản từ Hội thẩm định giá, giàu kinh nghiệm trong nghề sẽ đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của Quý khách hàng.

0964 094 886