Hướng dẫn thẩm định giá trị doanh nghiệp theo tiêu chuẩn thẩm định giá số 12

Thẩm định giá trị doanh nghiệp theo tiêu chuẩn thẩm định giá số 12 được Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 122/2017/TT-BTC Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12 cấp ngày 15 tháng 11 năm 2017. Dưới đây là các thông tin chi tiết:

huong-dan-tham-dinh-gia-tri-doanh-nghiep-theo-tieu-chuan-tham-dinh-gia-so-12

Tiêu chuẩn thẩm định giá số 12 trong thẩm định giá trị doanh nghiệp

Tiêu chuẩn thẩm định giá số 12 áp dụng đối với các Thẩm định viên về giá hành nghề, doanh nghiệp thẩm định giá, các tổ chức và cá nhân khác thực hiện hoạt động thẩm định giá theo quy định của Luật Giá và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Cơ sở giá trị trong thẩm định giá doanh nghiệp theo tiêu chuẩn thẩm định giá số 12

Cơ sở giá trị doanh nghiệp là cơ sở giá trị thị trường hoặc cơ sở giá trị phi thị trường. Cơ sở giá trị doanh nghiệp được xác định trên cơ sở mục đích thẩm định giá, đặc điểm pháp lý, đặc điểm kinh tế – kỹ thuật và đặc điểm thị trường của doanh nghiệp cần thẩm định giá, yêu cầu của khách hàng thẩm định giá tại hợp đồng thẩm định giá và quy định của pháp luật có liên quan.

huong-dan-tham-dinh-gia-tri-doanh-nghiep-theo-tieu-chuan-tham-dinh-gia-so-12

Căn cứ vào triển vọng thực tế của doanh nghiệp, thị trường kinh doanh của doanh nghiệp, mục đích thẩm định giá và quy định của pháp luật, thẩm định viên đưa ra nhận định về tình trạng hoạt động, tình trạng giao dịch của doanh nghiệp cần thẩm định giá sau thời điểm thẩm định giá. Thông thường giá trị của doanh nghiệp là giá trị doanh nghiệp hoạt động liên tục. Trong trường hợp thẩm định viên nhận định rằng doanh nghiệp sẽ chấm dứt hoạt động sau thời điểm thẩm định giá thì giá trị của doanh nghiệp sẽ là giá trị doanh nghiệp hoạt động có thời hạn hoặc giá trị thanh lý.

Báo cáo tài chính trong thẩm định giá doanh nghiệp theo tiêu chuẩn số 12

Báo cáo tài chính được sử dụng trong thẩm định giá doanh nghiệp bao gồm: Báo cáo tài chính năm, báo cáo tài chính năm được kiểm toán, báo cáo tài chính giữa niên độ, báo cáo tài chính giữa niên độ được soát xét, báo cáo tài chính tại thời điểm thẩm định giá được kiểm toán. Trong đó, đối với cùng một số liệu, chỉ tiêu, thứ tự ưu tiên như sau:

Số liệu, chỉ tiêu tại báo cáo tài chính gần nhất với thời điểm thẩm định giá được ưu tiên sử dụng.

huong-dan-tham-dinh-gia-tri-doanh-nghiep-theo-tieu-chuan-tham-dinh-gia-so-12

Tại cùng một thời điểm, số liệu, chỉ tiêu tại báo cáo tài chính được kiểm toán, soát xét được ưu tiên sử dụng.

Trường hợp doanh nghiệp cần thẩm định giá là công ty mẹ và có báo cáo hợp nhất tại thời điểm thẩm định giá thì thẩm định viên cần xem xét cả báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ và công ty con để sử dụng cho phù hợp với cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá lựa chọn, ưu tiên sử dụng báo cáo tài chính riêng.

Các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp theo tiêu chuẩn số 12

Các cách tiếp cận áp dụng trong thẩm định giá doanh nghiệp bao gồm: cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí và cách tiếp cận từ thu nhập. Doanh nghiệp thẩm định giá có thể sử dụng tất cả các cách tiếp cận để thẩm định giá doanh nghiệp.

Trong cách tiếp cận từ thị trường, giá trị doanh nghiệp được xác định thông qua giá trị của doanh nghiệp tương tự hoặc giống hệt với doanh nghiệp cần thẩm định giá về các yếu tố: ngành nghề kinh doanh chính; khách hàng và thị trường tiêu thụ; các chỉ số tài chính hoặc giá giao dịch đã thành công của chính doanh nghiệp cần thẩm định giá.Phương pháp được sử dụng trong cách tiếp cận từ thị trường để xác định giá trị doanh nghiệp là phương pháp tỷ số bình quân và phương pháp giá giao dịch.

Trong cách tiếp cận từ chi phí, giá trị doanh nghiệp được xác định thông qua giá trị các tài sản của doanh nghiệp. Phương pháp được sử dụng trong cách tiếp cận từ chi phí để xác định giá trị doanh nghiệp là phương pháp tài sản.

Trong cách tiếp cận từ thu nhập, giá trị doanh nghiệp được xác định thông qua việc quy đổi dòng thu nhập thuần có được trong tương lai về giá trị hiện tại. Phương pháp được sử dụng trong cách tiếp cận từ thu nhập để xác định giá trị doanh nghiệp là phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp, phương pháp chiết khấu dòng cổ tức và phương pháp chiết khấu dòng tiền thuần vốn chủ sở hữu.

Giá trị doanh nghiệp cuối cùng có thể được xác định thông qua việc tính bình quân có trọng số kết quả của các phương pháp thẩm định giá được áp dụng. Việc xác định trọng số cho từng phương án dựa trên độ tin cậy của từng phương pháp, thông tin dữ liệu đầu vào, mục đích thẩm định giá…đảm bảo phù hợp với thị trường.

Dịch vụ thẩm định giá trị doanh nghiệp uy tín, chất lượng

Thẩm định giá An Việt đơn vị uy tín có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định giá. Được Bộ tài chính cấp phép thực hiện các dịch vụ thẩm định giá:

An Việt Valuation là đối tác chiến lược của nhiều tổ chức tài chính, ngân hàng lớn như Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV….Hãy đến với chúng tôi ngay hôm nay để nhận được những tư vấn tốt nhất về thẩm định giá.

0964 094 886