Những vấn đề cần lưu ý trong thẩm định giá doanh nghiệp

Thẩm định giá doanh nghiệp là một nhiệm vụ cần thiết nhằm đánh giá giá trị tài sản vô hình và hữu hình của doanh nghiệp, làm căn cứ để định giá giá trị doanh nghiệp khi doanh nghiệp muốn bán cổ phần, niêm yết trên sàn chứng khoán hoặc khi các tổ chức tài chính, ngân hàng muốn đầu tư vào doanh nghiệp, giảm thiểu các rủi ro trong quá trình đầu tư. Vậy cần chú ý những vấn đề gì khi thực hiện thẩm định giá doanh nghiệp.

Thẩm định giá doanh nghiệp là gì? Những điểm cần lưu ý khi thẩm định giá doanh nghiệp

Theo Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12 – Thẩm định giá doanh nghiệp, có nhiều phương pháp thẩm định giá khác nhau, trên thực tế thẩm định viên thường sử dụng 02 phương pháp phổ biến đó là: Phương pháp tài sản và Phương pháp Chiết khấu dòng tiền.

nhung-van-de-can-luu-y-trong-tham-dinh-gia-doanh-nghiep

Thứ nhất về phương pháp tài sản, đây là phương pháp ước tính giá trị của doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua tính tổng giá trị thị trường của các tài sản của doanh nghiệp. Phương pháp định giá doanh nghiệp theo phương pháp tài sản được tính bằng tổng giá trị của từng loại tài sản riêng trên bảng cân đối kế toán trừ đi các khoản nợ của doanh nghiệp. Giá trị của tài sản được đo bằng hiệu quả sử dụng và khai thác chúng nhằm tạo ra những lợi ích kinh tế trong tương lai. Giá trị thực tế của doanh nghiệp là giá trị toàn bộ tài sản hiện có tại thời điểm định giá, các tài sản được thể hiện trên báo cáo tài chính bao gồm: Tài sản ngắn hạn gồm tiền và các khoản tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác; Tài sản dài hạn gồm: Tài sản cố định, Bất động sản đầu tư, Các khoản đầu tư dài hạn, Tài sản dài hạn khác. Nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp thể hiện trên báo cáo tài chính là nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Đối với phương pháp tài sản cần quan tâm đó là việc đánh giá tài sản vô hình của doanh nghiệp.

Thứ hai về phương pháp Chiết khấu dòng tiền, đây là phương pháp định giá doanh nghiệp bằng việc ước tính tổng của giá trị chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp cần thẩm định giá. Kết quả của phương pháp Chiết khấu dòng tiền sẽ chính xác hơn đối với các doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả và khả năng phát triển trong tương lai, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ , đánh giá sát hơn giá trị vô hình của doanh nghiệp.

nhung-van-de-can-luu-y-trong-tham-dinh-gia-doanh-nghiep

Phương pháp định giá doanh nghiệp theo phương pháp tài sản có ưu điểm là đơn giản, dễ tính toán, không phức tạp trong việc xử lý và xác định giá trị còn lại của tài sản. Các công thức được sử dụng đều đơn giản. Phương pháp này phản ánh một cách khá đầy đủ và trực quan giá trị các tài sản hữu hình hiện có của doanh nghiệp theo giá trị hiện hành tại thời điểm định giá hoặc theo giá trị sổ sách mà doanh nghiệp đã ghi chép. Tuy nhiên trên thực tế các thẩm định viên gặp phải vấn đề thiếu thông tin thị trường để xác định giá trị còn lại của các tài sản cũ không có thông tin giao dịch, ngoài ra việc xác định giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp không đầy đủ chính xác nên chưa tính hết được giá trị tiềm năng của doanh nghiệp.

Xác đinh tỷ suất chiết khấu không phù hợp sẽ ảnh hưởng rất lớn về giá trị của doanh nghiệp, vì vậy thẩm định viên cần tính toán thận trọng, xem xét rủi ro riêng biệt của doanh nghiệp cần định giá. Tỷ suất chiết khấu nên là chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền WACC do doanh nghiệp sử dụng những nguồn vốn khác nhau, được tính trọng số theo tỷ lệ giá trị thị trường của những nguồn vốn đó. Tỷ suất chiết khấu có thể không cố định, mà sẽ thay đổi theo thời gian, thẩm định viên sẽ phải xác định tỷ suất chiết khấu để đưa vào công thức trên cơ sở xác định mức bù cho những rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt như rủi ro liên quan đến thị trường, rủi ro liên quan đến quy mô hay rủi ro liên quan đến đặc thù ngành. Thẩm định viên cần xác định mức bù cho rủi ro riêng biệt của doanh nghiệp cần định giá (rủi ro phi hệ thống). Mức bù rủi ro này xem xét những đặc điểm riêng có của công ty cần định giá, cân nhắc xem với những đặc điểm này thì công ty cần định giá đang rủi ro hơn hay kém rủi ro so với những công ty có cùng quy mô và cùng hoạt động trong một lĩnh vực. Trên thực tế thẩm định viên thường định giá mà thiếu đi những xem xét một cách xác đáng những rủi ro riêng biệt này.

Uớc tính dòng tiền tương lai là một trong những nhân tố quyết định, việc thiếu những thông tin làm cơ sở tính toán của thẩm định viên. Thực tế các thẩm định viên thường không lý giải hoặc lý giải một cách thiếu thuyết phục là tại sao họ chọn phương pháp định giá này thay vì phương pháp khác, căn cứ để lựa chọn các thông tin cho phương pháp định giá mà họ sử dụng là những căn cứ nào, nguồn thông tin có tin tưởng được hay không. Tương lai là những gì chưa chắc chắn có thể có rủi ro, do đó ước lượng dòng tiền này ra sao là vấn đề rất phức tạp. Thẩm định viên khi tính toán cần phải có những căn cứ hợp lý, chỉ có như vậy thì kết quả định giá cuối cùng mới đáng tin cậy.

nhung-van-de-can-luu-y-trong-tham-dinh-gia-doanh-nghiep

Các kết quả định giá được tính bình quân một cách không phù hợp. Trong một thị trường hoàn hảo và lý tưởng, những phương pháp định giá tuy có khác nhau về cách thức nhưng sẽ cho ra một kết quả chung về giá trị của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, các phương pháp khác nhau sẽ có thể cho ra những kết quả định giá khác nhau. Một sai lầm thường mắc phải đó là chúng ta bình quân giản đơn các kết quả của các phương pháp khác nhau để cho ra kết quả cuối cùng. Khi bình quân kết quả của các phương pháp định giá chúng ta cần tính đến trọng số (tỷ trọng) cho từng phương pháp, bởi lẽ mỗi phương pháp có cách thức thu thập thông tin, có những ưu điểm, nhược điểm là khác nhau. Hay nói cách khác là trong số những phương pháp được sử dụng để định giá thì có những phương pháp đáng tin cậy hơn, có cơ sở xác đáng hơn thì phải được tính trọng số lớn hơn.

Khi định giá doanh nghiệp thẩm định viên có phân tích độ nhạy nhưng việc phân tích độ nhạy chủ yếu thường đề cập đến các yếu tố thay đổi như chi phí sử dụng vốn, tốc độ tăng trưởng… nhưng khi đề cập đến những sự thay đổi của những yếu tố này thường thiếu những căn cứ xác đáng. Thẩm định viên nên sử dụng các biến số thay đổi dựa trên những cơ sở phù hợp, ví dụ dự báo những thay đổi về doanh thu, lợi nhuận biên, nhu cầu đầu tư … những điều này tác động như thế nào đến chi phí sử dụng vốn, tốc độ tăng trưởng, dòng tiền… và cuối cùng tác động đến giá trị doanh nghiệp ra sao.

Lý thuyết và thực tiễn đã chỉ ra cho chúng ta thấy giá trị của doanh nghiệp chính là giá trị hiện tại của các dòng tiền trong tương lai. Việc đưa ra một mức giá phù hợp với giá trị của doanh nghiệp là điều rất quan trọng đối với bên bán và bên mua. Chỉ khi xác định được một giá trị doanh nghiệp hợp lý thì giao dịch mới được coi là thành công và chỉ có như vậy thì thị trường tài chính mới có cơ hội phát triển ở mức độ cao hơn, và việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp mới mang lại được cơ hội cho người mua và sự thỏa mãn cho người bán. Việc áp dụng lý thuyết vào thực tiễn không hễ đơn giản bởi các biến số của thực tiễn biến hóa khôn lường. Hơn thế, mỗi doanh nghiệp là một thực thể có đặc điểm riêng, chính vì vậy khi định giá doanh nghiệp cần hết sức thận trọng.

Dịch vụ thẩm định giá trị doanh nghiệp tại Hà Nội

Thẩm định giá trị doanh nghiệp yêu cầu nhiều yếu tố, cần phải có sự tỉ mỉ và kinh nghiệm trong thẩm định giá mới có thể đánh giá hết được giá trị tiềm năng của doanh nghiệp. Do đó, để đảm bảo có được những đánh giá tốt nhất thì bạn nên lựa chọn đơn vị thẩm định giá uy tín, có chuyên môn sâu trong lĩnh vực này.

Thẩm định giá An Việt một trong những đơn vị thẩm định giá độc lập, có đội ngũ thẩm định viên là chuyên gia, giáo sư tốt nghiệp từ các trường tài chính hàng đầu, đã hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực thẩm định giá, có nhiều kinh nghiệm thẩm định giá trị các doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn và doanh nghiệp tư nhân. An Việt Valuation luôn mang đến sự tin cậy hàng đầu dành cho Quý khách hàng của mình. Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn về các dịch vụ thẩm định giá và biểu phí thẩm định phù hợp với nhu cầu.

0964 094 886