Những trường hợp cần thực hiện thẩm định giá mua sắm tài sản

Những trường hợp cần thực hiện thẩm định giá mua sắm tài sản

Thẩm định mua sắm tài sản là việc cần thiết nhưng không phải bất kỳ lúc nào cũng thực hiện việc thẩm định mua sắm tài sản. Vậy khi nào cần phải thực hiện việc thẩm định mua sắm tài sản. Hãy cùng Thẩm định giá An Việt tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây.

Quy định về việc thẩm định giá mua sắm tài sản

nhung-truong-hop-can-thuc-hien-tham-dinh-gia-mua-sam-tai-san

Để hiểu rõ hơn về các trường hợp thực hiện việc thẩm định mua sắm tài sản, trong quy định tại Điều 15 Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá thì Tài sản của nhà nước phải thẩm định giá được quy định trong những trường hợp sau:

Thẩm định mua sắm tài sản được thực hiện đối với các loại tài sản:

1) Tài sản được mua bằng toàn bộ hoặc một phần từ nguồn ngân sách nhà nước;

2) Tài sản của Nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn và các hình thức chuyển quyền khác;

3) Tài sản của doanh nghiệp nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn, cổ phần hóa, giải thể và các hình thức chuyển đổi khác;

4) Tài sản khác của Nhà nước theo quy định của pháp luật phải thẩm định giá.

nhung-truong-hop-can-thuc-hien-tham-dinh-gia-mua-sam-tai-san

Tài sản nhà nước có giá trị từ bao nhiêu thì được yêu cầu thẩm định giá

1) Có giá trị đơn chiếc từ 100 triệu đồng trở lên hoặc mua một lần cùng một loại tài sản với số lượng lớn có tổng giá trị từ 100 triệu đồng trở lên đối với tài sản được mua bằng toàn bộ hoặc một phần từ nguồn ngân sách nhà nước;

2) Có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên đối với tài sản của Nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn và các hình thức chuyển quyền khác;

3) Có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên đối với tài sản của doanh nghiệp nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn, cổ phần hoá, giải thể và các hình thức chuyển đổi khác;

4) Có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên đối với các tài sản khác của Nhà nước.

Quy định về thẩm định đối tượng mua sắm tài sản

Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị sử dụng nguồn ngân sách nhà nước mua sắm tài nêu trên (nguồn ngân sách nhà nước mua sắm tài sản của Nhà nước bao gồm: vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn sự nghiệp, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn vay tín dụng do Nhà nước bảo lãnh và vốn khác thuộc nguồn ngân sách) nếu không qua đấu thầu và qua Hội đồng xác định giá thì phải thực hiện thẩm định mua sắm tài sản.

nhung-truong-hop-can-thuc-hien-tham-dinh-gia-mua-sam-tai-san

Tài sản của nhà nước phải thẩm định quy định tại Điều 13 Pháp lệnh Giá đã qua đấu thầu hoặc qua Hội đồng xác định giá được thành lập theo quy định của pháp luật thì không nhất thiết phải thẩm định; việc thẩm định mua sắm tài sản hình thành từ nguồn vốn khác thực hiện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá.

Văn bản có liên quan đến việc thẩm định mua sắm tài sản:

  • Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá
  • Pháp lệnh giá số 40/2002/PL- UBTVQH10 ngày 10/5/2002.

Dịch vụ thẩm định giá độc lập uy tín, chất lượng

Thẩm định giá An Việt đơn vị uy tín trong lĩnh vực thẩm định giá, có kinh nghiệm thực hiện thẩm định giá với các công trình, tài sản, dự án thuộc Nhà nước và tư nhân. Là đối tác chính thức của các ngân hàng cổ phần và thương mại lớn như Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank…Đội ngũ chuyên gia, thẩm định viên được đào tạo bài bản, dịch vụ thẩm định giá đa dạng như:

Đến với An Việt Valuation, Quý khách hàng sẽ nhận được những tư vấn tốt nhất về dịch vụ thẩm định giá, cùng mức chi phí cạnh tranh nhất thị trường hiện nay.

0964 094 886