Nguyên nhân và biện pháp khắc phục các lỗi thường gặp trong khi áp dụng Quy định thẩm định giá

Nguyên nhân và biện pháp khắc phục các lỗi thường gặp trong khi áp dụng Quy định thẩm định giá

Trong khi áp dụng các quy định thẩm định giá, thẩm định viên thường không tránh khỏi những lỗi và sai sót. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra các lỗi trong quá trình thẩm định và biện pháp khắc phục ra sao. Hãy cùng Thẩm định giá An Việt tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây ra các lỗi phổ biến khi áp dụng Quy định thẩm định giá

Một là, Luật Giá ra đời với mục tiêu phát triển nghề thẩm định giá theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Điều đó đặt ra vấn đề mấu chốt cần giải quyết đó là nguồn nhân lực thẩm định giá. Vì vậy, Luật Giá có quy định theo hướng mở rộng đối tượng được dự thi cấp Thẻ thẩm định viên về giá, đồng thời có hạ thấp yêu cầu về mặt chuyên môn hơn so với các quy định của Pháp lệnh Giá. Trước thời điểm Luật Giá có hiệu lực, cả nước có 706 người được Ban Vật giá Chính phủ và Bộ Tài chính cấp Thẻ thẩm định viên về giá [2]. Tính đến thời điểm hiện nay, Bộ Tài chính đã triển khai tổ chức thành công 12 kỳ thi cấp Thẻ thẩm định viên về giá và cấp thẻ cho tổng số 1.899 thẩm định viên [3]. Như vậy, chỉ sau 05 năm thi hành Luật Giá, số lượng người được cấp Thẻ thẩm định viên về giá đã tăng hơn gấp 2,5 lần so với 10 năm thi hành theo Pháp lệnh Giá. Số lượng thẩm định viên về giá tăng, tuy nhiên, chất lượng thẩm định viên về giá lại không tăng một cách tương ứng. Các hạn chế về trình độ nghiệp vụ, năng lực chuyên môn và kinh nghiệm thực tế của thẩm định viên có thể coi là nguyên nhân chính dẫn đến các lỗi nêu trên.

nguyen-nhan-va-bien-phap-khac-phuc-cac-loi-thuong-gap-trong-khi-ap-dung-quy-dinh-tham-dinh-gia

Hai là, các công ty thẩm định giá được thành lập mới tăng nhanh, cùng với đó chi phí đầu vào ngày càng tăng cao (như chi phí tiền lương, chi phí nguyên vật liệu, điện nước…), trong khi giá dịch vụ thẩm định giá có xu hướng giảm đã tạo sức ép lớn đối với hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh với nhau về giá dịch vụ thẩm định giá mà còn chạy đua với nhau về thời gian thực hiện nghiệp vụ. Do giảm thời gian thực hiện nghiệp vụ nên việc phải tuân thủ đầy đủ các bước trong Quy trình thẩm định giá đã bị bỏ qua, đồng thời công tác rà soát về nội dung và hình thức của Báo cáo kết quả thẩm định giá và Chứng thư thẩm định giá chưa được coi trọng đúng mức dẫn đến sai sót xảy ra là đương nhiên.

Ba là, cơ sở dữ liệu quốc gia về giá còn chưa đồng bộ và hoàn thiện. Đặc biệt còn thiếu thông tin thị trường đối với các tài sản đặc thù dẫn đến thẩm định viên khó khăn trong việc tiếp cận thông tin đáng tin cậy, ảnh hưởng đến việc lựa chọn tiến hành các phương pháp thẩm định giá cũng như kết quả thẩm định giá.

nguyen-nhan-va-bien-phap-khac-phuc-cac-loi-thuong-gap-trong-khi-ap-dung-quy-dinh-tham-dinh-gia

Bốn là, các tiêu chuẩn thẩm định giá trong thời gian qua liên tục được rà soát và ban hành mới thay thế các Tiêu chuẩn thẩm định giá trước đây nhưng do phương thức truyền thông chưa hiệu quả nên các doanh nghiệp và thẩm định viên chưa kịp thời cập nhật được ngay trong quá trình thực hiện thẩm định giá tài sản dẫn đến sai sót về chuyên môn.

Biện pháp khắc phục các lỗi thường gặp trong khi áp dụng Quy định thẩm định giá

nguyen-nhan-va-bien-phap-khac-phuc-cac-loi-thuong-gap-trong-khi-ap-dung-quy-dinh-tham-dinh-gia

Với quan điểm: “Phát triển nghề thẩm định giá tài sản ở nước ta thành công cụ hữu hiệu giúp cho thị trường tài sản trở nên công khai, minh bạch; giúp cho việc quản lý và sử dụng hiệu quả các tài sản và các nguồn lực; giảm thiểu những rủi ro trong đầu tư; bảo đảm lợi ích hợp pháp và chính đáng của các bên tham gia thị trường thông qua việc xác định đúng giá trị của các tài sản” [2] thì các lỗi nêu trên nhất thiết phải được khắc phục. Thông qua việc chỉ ra nguyên nhân, tác giả xin được đề xuất một số biện pháp khắc phục như sau:

Về phía cơ quan quản lý Nhà nước

  • Tăng cường công tác đào tạo, cập nhật và bồi dưỡng kiến thức về thẩm định giá cho các thẩm định viên về giá hành nghề, đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng một cách toàn diện, chuyên sâu hệ thống các Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam đảm bảo tất cả các thẩm định viên về giá hành nghề tại doanh nghiệp thẩm định giá phải hiểu rõ và tuân thủ đầy đủ các bước trong Quy trình thẩm định giá theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
  • Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về thẩm định giá nói chung, hệ thống các Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam nói riêng nhằm nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ các quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp và thẩm định viên về giá hành nghề. (iii) Tập trung và đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về giá để hỗ trợ các doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá trong quá trình hoạt động. Các thông tin chính thống, được cập nhật thường xuyên, phù hợp với thị trường giúp doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên về giá có cơ sở tham khảo làm căn cứ khi thực hiện thẩm định giá.
  • Tăng cường công tác hỗ trợ các doanh nghiệp thẩm định giá thông qua việc định kỳ tổ chức hội nghị về thẩm định giá có sự tham gia của các chuyên gia, các đơn vị có liên quan để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Hằng năm, tổ chức hội nghị để đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác thẩm định giá.
  • Tổ chức các hội nghị, hội thảo trong khu vực và quốc tế về thẩm định giá nhằm trao đổi, chia sẻ kiến thức thẩm định giá và mở rộng hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tư vấn, qua đó đóng góp chung vào sự phát triển của nghề thẩm định giá tại Việt Nam.
  • Phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm đối với những doanh nghiệp và thẩm định viên về giá hành nghề có hành vi vi phạm pháp luật về thẩm định giá trong quá trình giám sát và kiểm tra hoạt động thẩm định giá nhằm ngăn ngừa các rủi ro trong hoạt động thẩm định giá, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định giá trong thời gian tới.

Về phía doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên về giá hành nghề

  • Thẩm định viên về giá phải tham gia đầy đủ và tích cực các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn về thẩm định giá, nhằm kịp thời nắm bắt được những thay đổi trong chính sách, pháp luật để vận dụng cho đúng trong quá trình hành nghề.
  • Doanh nghiệp thẩm định giá cần tự xây dựng quy trình kiểm soát nội bộ đối với hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá đảm bảo phù hợp và tuân thủ các quy định của pháp luật về thẩm định giá và quy định về kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá của cơ quan quản lý nhà nước.
  • Doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên về giá hành nghề phải thường xuyên cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật về thẩm định giá thông qua việc tham dự các hội nghị phổ biến pháp luật do cơ quan nhà nước tổ chức. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp và thẩm định viên về giá hành nghề cũng phải chủ động tự nghiên cứu, cập nhật các quy định pháp luật về thẩm định giá

Công ty thẩm định giá uy tín tại Hà Nội

Để đảm bảo việc thẩm định giá được minh bạch chính xác, khi có nhu cầu thẩm định các bạn nên lựa chọn các công ty thẩm định giá uy tín. Thẩm định giá An Việt là một trong những đơn vị cung cấp các dịch vụ thẩm định giá tài sản, thẩm định giá bất động sản, tài sản vô hình, hữu hình…An Việt Valuation sở hữu đội ngũ thẩm định viên, chuyên viên được đào tạo bài bản từ các trường tài chính, hội thẩm định giá… nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, sẽ nhanh chóng giúp quý khách hàng đánh giá đúng giá trị của tài sản khi có mục đích đầu tư hoặc cho vay. Thẩm định giá An Việt uy tín, tận tình và chính xác.

0964 094 886