Cách xác định dòng tiền trong lập và thẩm định dự án đầu tư

Cách xác định dòng tiền trong lập và thẩm định dự án đầu tư

Thẩm định dự án đầu tư là việc cần thiết trước khi bạn quyết định thực hiện việc đầu tư, nhằm giảm thiểu các rủi ro trong quá trình đầu tư cho dự án. Trong bài viết này, Thẩm định giá An Việt sẽ cung cấp các cách xác định dòng tiền trong thẩm định dự án để các bạn tham khảo thêm:

Phương pháp xác định dòng tiền trong thẩm định dự án đầu tư

cach-xac-dinh-dong-tien-trong-lap-va-tham-dinh-du-an-dau-tu

– Dòng tiền của dự án là dòng tiền ròng thực tế, không phải thu nhập ròng kế toán, vào hoặc ra công ty trong một thời kỳ nhất định.

– Khi xác định dòng tiền của dự án, cần lưu ý:

+ Chỉ xác định dòng tiền có liên quan: Dòng tiền có liên quan là dòng tiền có ảnh hưởng và cần xem xét khi quyết định đầu tư vốn.

Lưu ý: Quyết định đầu tư vốn chỉ dựa vào dòng tiền chứ không dựa vào lợi nhuận kế toán. Chỉ có dòng tiền tăng thêm mới có ảnh hưởng đến việc chấp nhận hay từ chối một dự án

+ Không tính trùng các dòng tiền

+ Sự thay đổi vốn lưu động ròng

Công thức tính dòng tiền ròng: Dòng tiền ròng = Dòng tiền vào – Dòng tiền ra

Phương pháp trực tiếp:

Phương pháp này tính trên quan điểm thực thu, thực chi. Tiền thực sự đi ra khỏi doanh nghiệp sẽ là dòng tiền ra, tiền đi vào doanh nghiệp sẽ là dòng tiền vào.

Công thức xác định: Dòng tiền ròng của dự án bằng:

+ Dòng tiền vào từ hoạt động của dự án (dòng thu) – dòng tiền ra cho hoạt động dự án (dòng chi)

Các dòng tiền vào thường gặp

+ Doanh thu

+ Hoàn thuế

+ Thay đổi khoản phải thu

+ Trợ cấp (nếu có)

+ Vốn nhận tài trợ (vay ngân hàng,…)

+ Thanh lý tài sản (số tiền nhận được)

cach-xac-dinh-dong-tien-trong-lap-va-tham-dinh-du-an-dau-tu

Các dòng tiền ra thường gặp

+ Chi phí đầu tư

+ Chi phí sản xuất

+ Thay đổi khoản phải trả

+ Thay đổi hàng tồn kho

+ Nộp thuế

+ Trả nợ vay

+ Các loại chi phí khác (chi phí cơ hội,…)

Trong các mục dòng tiền vào và dòng tiền ra trên, chúng ta lưu ý các mục thay đổi khoản phải thu, thay đổi khoản phải trả và thay đổi hàng tồn kho. Những khoản mục này không phải lúc nào cũng là dòng tiền ra hoặc vào, mà tùy vào từng hoàn cảnh nó sẽ cho dấu dương hay âm. Nếu khoản phải thu tăng thì đó là 1 dòng tiền ra và ngược lại. Khoản phải trả tăng thì đó là 1 dòng tiền vào và ngược lại. Hàng tồn kho tăng, chứng tỏ doanh nghiệp bỏ thêm tiền ra mua hàng hóa nên sẽ là 1 dòng tiền ra và ngược lại, hàng tồn kho giảm sẽ là 1 dòng tiền vào.

Phương pháp gián tiếp:

Phương pháp này được tính gián tiếp thông qua lợi nhuận sau thuế. Từ lợi nhuận sau thuế, người ta sẽ điều chỉnh các khoản thu, chi khác để cuối cùng có thể xác định được dòng tiền ròng. Cách tính toán gián tiếp thông qua lợi nhuận sau thuế do lợi nhuận sau thuế là khoản thu mà chủ doanh nghiệp sẽ nhận được khi thực hiện các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế được tính từ các khoản doanh thu, chi phí mà không phải tất cả đều từ các khoản thực thu, thực chi phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp (các khoản phải thu, phải trả, trích lập dự phòng trong kỳ…)

Dù sử dụng phương pháp nào để xác định dòng tiền thì cuối cùng dòng tiền ròng (bằng dòng tiền vào trừ dòng tiền ra) phải có kết quả như nhau.

Quan điểm tổng đầu tư:

Đây là quan điểm của các ngân hàng trong thẩm định dự án. Trong đó:

+ Chỉ quan tâm lợi ích dự án tạo ra sau khi đã trừ toàn bộ các chi phí và chi phí cơ hội mà không phân biệt nguồn vốn tham gia.

+ Dòng tiền tính toán là dòng tiền trước khi thanh toán các nghĩa vụ nợ

Dòng tiền vào = LNST + Khấu hao + thu hồi VLĐ ròng + thanh lý + lãi vay

Dòng tiền ra = Chi đầu tư vốn (TSCĐ + TSLĐ) + chi phí khác nếu có

Ở đây, ngân hàng và doanh nghiệp được coi là 2 nhà đồng tài trợ hay cùng đầu tư cho dự án và không có sự phân biệt giữa 2 nguồn vốn cho nên không tính gốc vay và lãi vay vào dự án.

Lãi vay xuất hiện trong công thức tính dòng tiền vào là do trong khi tính LNST, chúng ta đã trừ đi lãi vay. Trong khi quan điểm của ngân hàng là coi nguồn ngân hàng tài trợ là đồng vốn chủ sở hữu nên không tính lãi vay là dòng tiền ra. Do đó, lãi vay phải cộng ngược lại để tránh bị tính trừ.

cach-xac-dinh-dong-tien-trong-lap-va-tham-dinh-du-an-dau-tu

Quan điểm chủ đầu tư:

Đây chính là quan điểm của các doanh nghiệp trong khi lập dự án đầu tư.

+ Chỉ quan tâm đến phần còn lại cuối cùng của chủ đầu tư sẽ nhận được là bao nhiêu.

+ Dòng tiền tính toán là dòng tiền tổng đầu tư sau khi đã trừ đi các nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi.

Dòng tiền tính toán là dòng tiền cuối cùng chủ đầu tư nhận được sau khi đã:

+ Cộng thêm phần vốn tài trợ (Dòng tiền vào)

+ Trừ trả nợ và lãi vay vốn đầu tư (Dòng tiền ra)

Dòng tiền vào = LNST + Khấu hao + nhận tài trợ + thu hồi VLĐ ròng + thanh lý

Dòng tiền ra = Chi đầu tư vốn (TSCĐ + TSLĐ) + chi trả nợ gốc + chi phí khác nếu có

Trong công thức này, ở mục dòng tiền ra không có sự xuất hiện của lãi vay mặc dù theo quan điểm này, lãi vay là 1 dòng tiền ra. Bởi vì, khi chúng ta tính LNST thì chúng ta đã trừ đi lãi vay.

* Xác định đầu tư thuần ban đầu:

– Đối với dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng:

Đầu tư thuần = Giá trị đầu tư ban đầu + nhu cầu VLC

– Đối với dự án đầu tư thay thế:

Đầu tư thuần = Giá trị đầu tư ban đầu + nhu cầu VLC tăng thêm – thu từ thanh lý TSCĐ cũ +/- thuế do thanh lý TSCĐ cũ

* Xác định dòng tiền hàng năm:

– Đối với dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng:

Sử dụng công thức trên để tính toán dòng tiền ròng hàng năm sau đó tính toán các chỉ tiêu

– Đối với dự án đầu tư thay thế:

Xác định dòng tiền ròng hàng năm của 2 dự án (dự án cũ và dự án thay thế) sau đó lấy dòng tiền ròng của dự án mới (dự án thay thế) trừ đi dòng tiền ròng của dự án cũ (dự án đang thực hiện) sẽ ra dòng tiền của dự án mà chúng ta cần đánh giá. Cuối cùng là tính toán các chỉ tiêu để kết luận dự án thay thế có hiệu quả hơn dự án cũ không.

Dịch vụ thẩm định dự án đầu tư

Thẩm định dự án đầu tư không hề đơn giản, ngay cả đối với những thẩm định viên được đào tạo, có kinh nghiệm, do đó, khi có nhu cầu thẩm định giá dự án đầu tư bạn nên lựa chọn các đơn vị thẩm định giá uy tín.

Thẩm định giá An Việt đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ thẩm định giá được Bộ tài chính cấp phép. Với đội ngũ thẩm định viên là các chuyên gia đầu ngành được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm lâu năm. Chúng tôi luôn mang đến sự tin cậy và chính xác cho các khách hàng của mình.

0964 094 886