Thẩm định giá sở hữu trí tuệ bằng phương pháp thay thế

Hướng dẫn thẩm định giá quyền sở hữu trí tuệ bằng phương pháp thay thế

Sở hữu trí tuệ là tài sản trí tuệ, dạng tài sản vô hình của doanh nghiệp, vì vậy việc định giá tài sản trí tuệ không hề đơn giản. Có nhiều phương pháp để định giá tài sản trí tuệ. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết này, Thẩm định giá An Việt muốn đưa ra cách thẩm định giá tài sản trí tuệ bằng phương pháp thay thế. Vậy nội dung của phương pháp này ra sao và ưu nhược điểm của nó là gì hãy cùng tìm hiểu.

Nội dung phương pháp thay thế sử dụng trong thẩm định giá sở hữu trí tuệ

Phương pháp tiếp cận theo chi phí dựa trên cơ sở nguyên lý thay thế, nghĩa là giá trị tài sản trí tuệ được ước tính căn cứ vào chi phí để tạo ra tài sản trí tuệ giống hệt hoặc chi phí tạo ra một tài sản trí tuệ thay thế, có cùng chức năng theo giá thị trường. Tóm lại là phương pháp ước tính giá trị dựa trên căn cứ các tài liệu, số liệu phản ánh nguồn lực tài chính, nhân lực, vật lực đã đầu tư để tạo ra tài sản đó hoặc các tài sản tương đương.

huong-dan-tham-dinh-gia-so-huu-tri-tue-bang-phuong-phap-thay-the

Mục đích của việc sử dụng phương pháp này là để xác định và tổng hợp các chi phí quá khứ đã phát sinh trong quá trình tạo dựng và phát triển tài sản trí tuệ, tổng chi phí được coi như giá trị của tài sản trí tuệ đó; hoặc xác định và tổng hợp các chi phí cần thiết để tạo ra một tài sản trí tuệ có khả năng đem lại lợi nhuận trong tương lai giống như tài sản đang được định giá.

Các chi phí đó có thể là chi phí nghiên cứu, phát triển, chi phí cho việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, chi phí bảo hộ, quảng cáo… Các chi phí này sẽ là cơ sở để xác định giá trị của tài sản sở hữu trí tuệ. Các phương pháp chi phí bao gồm: Phương pháp chi phí quá khứ, phương pháp chi phí tái tạo và phương pháp chi phí thay thế. Trong bài sẽ đề cập đến việc định giá tài sản trí tuệ bằng phương pháp chi phí thay thế.

Ứng dụng phương pháp chi phí thay thế để tính toán giá trị sở hữu trí tuệ

huong-dan-tham-dinh-gia-so-huu-tri-tue-bang-phuong-phap-thay-the

Chi phí thay thế là chi phí cần sử dụng để tạo ra một chi phí thay thế chính tài sản đó với cùng công năng sử dụng và hiệu quả kinh tế tương đương. Phương pháp chi phí thay thế xác định giá trị của một tài sản trí tuệ thông qua việc tính toán chi phí thay thế tài sản đó bằng một tài sản khác có chức năng, công dụng tương tự theo giá thị trường hiện hành. Công thức định giá tài sản trí tuệ bằng phương pháp chi phí thay thế:

Giá trị của tài sản trí tuệ = Chi phí thay thế – Lũy kế phần giá trị giảm đi do hao mòn và lỗi thời.

Việc xác định này có thể được thực hiện thông qua một trong hai cách sau:

  • Xác định chi phí tái sản xuất một tài sản tương đồng trên thị trường,
  • Xác định chi phí phát triển, thay thế hoặc xây dựng một tài sản tương tự.

Việc xác định chi phí tái sản xuất này cần cân nhắc các đặc điểm khác nhau có thể đo lường được của tài sản thay thế và tài sản thẩm định (ví dụ như năng lực sản xuất và dịch vụ) cũng như thời điểm đánh giá các chi phí thay thế so với thời điểm thẩm định giá. Vì trong phương pháp này, chi phí cơ hội có thể được xem xét như một phần của chi phí thay thế gắn liền với những thay thế đó.

huong-dan-tham-dinh-gia-so-huu-tri-tue-bang-phuong-phap-thay-the

Để có thể áp dụng phương pháp chi phí thay thế cần có thông tin về chi phí cần thiết để tạo ra tài sản trí tuệ có chức năng tương tự như tài sản trí tuệ cần thẩm định; và thông tin về khấu hao, hao mòn và lỗi thời của tài sản trí tuệ cần thẩm định, và/hoặc các tài sản trí tuệ tương tự trên thị trường. Vì vậy, tương tự như phương pháp chi phí tái tạo, phương pháp chi phí thay thế thường được sử dụng để định giá tài sản trí tuệ trong các trường hợp:

  • Sẵn có thông tin, số liệu chi tiết về chi phí tạo ra tài sản trí tuệ, đặc biệt là trong trường hợp xác định giá trị tài sản trí tuệ đối với chính người sở hữu tài sản trí tuệ đó.
  • Khi tài sản trí tuệ tiếp tục được sử dụng bởi người chủ sở hữu (Dựa trên giả định nếu người chủ sở hữu mất đi tài sản trí tuệ này, họ phải tạo ra tài sản trí tuệ tương tự để thay thế và tiếp tục sử dụng).
  • Áp dụng với những tài sản trí tuệ mà không xác định được dòng thu nhập hoặc các lợi ích kinh tế khác.

Dịch vụ thẩm định giá tài sản trí tuệ tại Hà Nội

Thẩm định giá tài sản trí tuệ của cá nhân hay doanh nghiệp là không hề đơn giản. Do đó, để đảm bảo tính chính xác, quý khách hàng nên lựa chọn những công ty có chức năng thẩm định giá độc lập để làm việc này.

Tư vấn và thẩm định giá An Việt đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định giá tài sản trí tuệ – thẩm định giá tài sản vô hình. Công ty An Việt Valuation với đội ngũ chuyên gia tài chính, thẩm định giá được đào tạo bởi những đơn vị đầu ngành như Học viện tài chính, Học viện ngân hàng, Hội thẩm định giá…sẽ giúp quý khách hàng định giá tốt nhất cho tài sản trí tuệ của mình. Đối tác của chúng tôi là những ngân hàng lớn như Agribank, Vietcombank, Vietinbank, Techcombank…Hãy đến với An Việt Valuation để được tư vấn và giải pháp cho vấn đề thẩm định giá của Quý khách.

0964 094 886