10 tiêu chí khi thực hiện thẩm định giá dự án các nhà đầu tư nên biết

10 tiêu chí khi thực hiện thẩm định giá dự án các nhà đầu tư nên biết

Để đánh giá một dự án có khả thi cho việc đầu tư hay không, các nhà đầu tư thường lựa chọn các Công ty có chức năng thẩm định giá dự án để tham khảo, đánh giá. Dưới đây là 10 tiêu chí mà các thẩm định viên nên xem xét khi thực hiện thẩm định giá dự án đầu tư.

Thẩm định giá dự án phục vụ cho mục đích đầu tư, vay vốn

Các tiêu chí dưới đây sẽ giúp các bạn có cái nhìn rõ nét hơn về tình hình thực tế của dự án, để đưa ra quyết định đầu tư.

1. Doanh thu xuất hóa đơn VAT trong khoảng 1-3 năm tài chính gần nhất.

10-tieu-chi-khi-thuc-hien-tham-dinh-gia-du-an-cac-nha-dau-tu-nen-biet

Mỗi 5 tỷ VNĐ doanh thu có xuất hóa đơn VAT sẽ được tính là 1 điểm, doanh nghiệp sẽ được trọn vẹn 10 điểm nếu có doanh thu VAT trên báo cáo thuế từ 50 tỷ/ năm trở lên.

Doanh thu của doanh nghiệp chính là thể hiện khả năng bán hàng, thị phần cũng như mức độ hài lòng của khách hàng (nếu doanh thu trên tăng trưởng đều qua các năm).

Ngoài ra doanh thu có xuất hóa đơn VAT cũng thể hiện năng lực của phòng kế toán tài chính. Thực tế cho thấy các DN có doanh thu cao thì nghiệp vụ của kế toán càng phải giỏi trong việc ghi chép số sách.

Cuối cùng, một doanh thu có VAT cao cũng sẽ thường thể hiện phần nào mối quan hệ của công ty với cơ quan Thuế, rõ ràng một DN có doanh thu cao và đóng thuế VAT đều đặn sẽ có quan điểm thiện cảm từ cơ quan chức năng này.

2. Vốn chủ sở hữu đã được góp bởi các cổ đông sáng lập trước khi gọi vốn cộng đồng.

Mỗi 2 tỷ VNĐ vốn chủ sở hữu được tính là 1 điểm, doanh nghiệp sẽ được trọn vẹn 10 điểm nếu có vốn chủ sở hữu đã góp từ 20 tỷ trở lên.

3. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.

Mỗi 2% lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu mỗi năm sẽ được tính là 1 điểm, doanh nghiệp sẽ được trọn vẹn 10 điểm nếu có lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu từ 24% một năm trở lên.

4. Nợ trên vốn chủ sở hữu.

10-tieu-chi-khi-thuc-hien-tham-dinh-gia-du-an-cac-nha-dau-tu-nen-biet

Nếu doanh nghiệp không có nợ sẽ được tính 10 điểm, mỗi 5% nợ trên vốn sẽ bị trừ 1 điểm, Doanh nghiệp sẽ bị 0 điểm nếu nợ trên vốn trên 50%

Đây là một tiêu chí rât quan trọng khi đánh giá rủi ro của một dự án khi kêu gọi vốn từ cổ đông, vì khi dự án gặp rủi ro tài chính, các chủ nợ sẽ được ưu tiên thu hồi vốn từ các khoản thanh lý tài sản rồi mới đến các cổ đông.

Nợ ở đây không chỉ là nợ đến từ vay ngân hàng mà sẽ bao gồm tất cả các khoản phải trả, ví dụ như nợ nhà cung cấp, nợ thuế, vay nợ từ các cá nhân khác.

5. Tài sản dài hạn bảo lãnh cho nhà đầu tư trên vốn muốn gọi.

Mỗi 5% tài sản bảo lãnh trên vốn muốn gọi sẽ được tính là 1 điểm, doanh nghiệp sẽ được trọn vẹn 10 điểm nếu có tài sản trên vốn muốn gọi từ 50% trở lên

Các tài sản bảo lãnh phù hợp nên là các tài sản dài hạn như Nhà xưởng, máy móc có giá trị lớn, bất động sản, hạ tầng trên đất, xe oto v…v…

NDT cần dự trù được khấu hao hoặc tiềm năng tăng giá của các tài sản này khi công ty đem làm tài sản bảo lãnh.

Trong hợp đồng góp vốn phải thể hiện rõ việc công ty dùng các tài sản nào làm bảo lãnh cho NĐT, công ty sẽ không được phép cầm cố, mua bán các tài sản này nếu không được sự đồng ý bằng văn bản của nhà đầu tư.

6. Nhân sự toàn thời gian (full time) có đóng bảo hiểm xã hội.

Mỗi 10 nhân sự được đóng bảo hiểm sẽ được tính là 1 điểm, doanh nghiệp sẽ được trọn vẹn 10 điểm nếu có trên 100 nhân viên toàn thời gian được đóng bảo hiểm xã hội

7. Tuổi doanh nghiệp tính từ thời điểm phát sinh doanh thu lần đầu.

10-tieu-chi-khi-thuc-hien-tham-dinh-gia-du-an-cac-nha-dau-tu-nen-biet

Cứ mỗi 6 tháng tuổi sẽ được tính 1 điểm, doanh nghiệp sẽ được trọn vẹn 10 điểm nếu đã kinh doanh được trên 5 năm

Tiêu chí này dùng để đánh giá khả năng sống sót của dự án dựa trên quan điểm là doanh nghiệp nếu trụ được qua 5 năm thì xác suất phát triển tiếp sẽ cao hơn.

Ngoài ra, NĐT cần tham khảo thêm vòng đời sản phẩm (theo CFM là thường 2-3 năm một lần), có nghĩa là nếu DN tồn tại trên 5 năm thì đã qua 2 vòng đời sản phẩm, doanh nghiệp có khả năng đáp ứng tốt với các biến động của thị trường, linh hoạt cải tiến và nâng cấp sản phẩm dịch vụ của mình.

Chú ý: CFM thường không lựa chọn rót vốn vào các DN đang theo “trend” – xu hướng thị trường – vì cho rằng khi xu hướng này không còn nữa, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về kinh doanh. Ví dụ: mỳ cay 7 cấp độ, trà sữa, v…v…

8. Số lượng showroom, chi nhánh, văn phòng đại diện, tổng kho… của doanh nghiệp.

Cứ mỗi 1 địa điểm sẽ được tính 1 điểm, doanh nghiệp sẽ được trọn vẹn 10 điểm nếu vận hành cùng 1 lúc trên 10 địa điểm vật lý.
Tiêu chí trên được dùng để đánh giá khả năng xây dựng và áp dụng quy trình quản lý của ban lãnh đạo trong việc điều hành cùng 1 lúc nhiều hơn một địa điểm vật lý. Đồng thời đánh giá khả năng nhân bản trong tương lai nếu được rót thêm vốn.

9. Số lượng nhân viên toàn thời gian đã làm việc được trên 1 năm.

Mỗi 10 nhân sự được đóng bảo hiểm sẽ được tính là 1 điểm, doanh nghiệp sẽ được trọn vẹn 10 điểm nếu có trên 100 nhân viên toàn thời gian được đóng bảo hiểm xã hội.

10. Số hoạt động xã hội, sự kiện công ty tổ chức/ tham gia trong 1 năm

Mỗi 1 sự kiện sẽ được tính là 1 điểm, doanh nghiệp sẽ được trọn vẹn 10 điểm nếu tham gia trên 10 sự kiện 1 năm.

Tiêu chí trên đánh giá khả năng lan tỏa về thương hiệu của doanh nghiệp trong cộng đồng.

Các doanh nghiệp có chỉ số 10 này cao thường dễ tạo ra tính thanh khoản của cổ phiếu của mình hơn các doanh nghiệp khác

Dịch vụ thẩm định giá dự án đầu tư tại Hà Nội

Thẩm định giá dự án đầu tư yêu cầu phải xem xét nhiều yếu tố, do đó để đảm bảo tính chính xác các bạn nên sử dụng dịch vụ thẩm định giá của các Công ty. Tại Hà Nội, nếu bạn có nhu cầu thẩm định giá có thể đến với Thẩm định giá An Việt.

An Viet Valuation đơn vị thẩm định giá uy tín, chất lượng, với đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong ngành thẩm định giá, có kinh nghiệm hoạt động lâu năm sẽ giúp bạn đánh giá chính xác các dự án mà bạn đang muốn đầu tư. Chúng tôi luôn mang đến sự tin tưởng cho các khách hàng khi lựa chọn sử dụng dịch vụ thẩm định giá của mình.

0964 094 886